Rắn là một loại bò sát đáng để sợ mà cũng chẳng phải sợ.
Tôi gặp rắn nhiều lần rồi, từ ruộng, ao, bụi cỏ, vũng lầy cho đến rừng núi đều gặp cả. Mỗi tội là bọn nó bò đi hết chứ chưa con nào xông vào giao tranh với mình (mặc dù bị rắn cắn rồi). Chắc nó biết mình không dành thức ăn với nó nên bỏ đi cho lành nếu không nó lại thành món nướng.Một loài rắn cực độc |
Loại có nọc độc có khả năng gây nguy hiểm tinh mạng cho con người chiếm số ít cả về loài lẫn số lượng nhưng không có nghĩa là tần số gặp nó ít. Bọn này thường xuyên đi săn mồi vào ban đêm cho nên bác nào hay đi đêm cần cẩn thận, hơn nữa có mấy con thích ánh sáng (theo đóm ăn tàn), buổi tối cứ thấy đèn là nó lao tới xem.
Loại không độc thì hằng hà sa số, không kể xiết. Vì nhiều nên chúng ta chưa hẳn đã nhận biết được nó có độc hay không trừ khi cho nó cắn mấy phát.
Bình thường rắn không tấn công người,nó chỉ tự vệ khi bị con người tấn công, đôi khi vô tình dẫm phải hoặc chọc ghẹo nó quá đáng.
Chung quy lại, cần phòng nó cắn nếu không muốn đùa với mạng sống của mình.
Theo kinh nghiệm của bản thân, cũng như tham khảo một số tay phượt thủ thì có một số cách phòng rắn như sau
- Rắn là loài máu lạnh, nó sử dụng nhiệt độ môi trường để điều hòa nhiệt độ cơ thể. Do đặc tính thân nhiệt là biến nhiệt, chúng ta thường thấy rắn phơi nắng ở các tảng đá, gò đất cao - khô hay trên thân cây đổ vào mùa lạnh. Khi trời nắng chúng thường nằm trong hang, chui luồn dưới gốc cây mục để tránh nắng. Ngoài ra còn các loài rắn leo trèo trên cây như rắn lục, rắn lá... hay sống dưới nước như rắn nước, rắn nục...vv.
Khi đi rừng, mỗi người cần trang bị trang phục tốt, mang giày cao cổ, tất dày, tay cầm theo một cây gậy. Khi di chuyển dùng gậy gõ cộc cộc xuống đất, khua vào bụi cỏ phía trước để tạo ra tiếng động. Nếu có rắn nó sẽ bỏ đi. Với nhưng con hung dữ nó sẽ có bản năng tự vệ như ngổng cao cổ (rắn hổ) phì phì hoặc rung đuôi. Gặp các đồng chí này thì tốt hơn là tránh ra cho nó làm việc nếu không muốn hai bên giao chiến.
- Khi ngồi nghỉ ở các bãi đất, gốc cây cần chú ý xem xét xung quanh 4 phía, trên cao, hang hốc. Dậm chân thật mạnh vài cái xem có con gì đó bỏ chạy hay không rồi mới ngồi nghỉ. Với các gốc cây thì lấy gậy mà gõ, đừng dậm chân nhỡ bị rắn nó táp cho một phát.
- Khi đi vệ sinh đại tiểu bất tiện ở bụi rậm, các đồng chí chú ý khua mạnh xung quanh xua đuổi những con (cả thằng nữa) không mong muốn đi. Nhỡ đang ngồi mà nó bò ra là xách quần không kịp.
- Khi dựng lều, trại.: không dựng ở bãi cỏ rậm, nhiều bụi cây. Hoặc cần dùng dao phát quang xung quanh. Đốt 1 đến 3 đống lửa và giữ cho cháy thành ngọn liên tục. Lửa cháy vừa sưởi ấm vừa xua đuổi được thú vật.
- Rắn là loài máu lạnh, nó sử dụng nhiệt độ môi trường để điều hòa nhiệt độ cơ thể. Do đặc tính thân nhiệt là biến nhiệt, chúng ta thường thấy rắn phơi nắng ở các tảng đá, gò đất cao - khô hay trên thân cây đổ vào mùa lạnh. Khi trời nắng chúng thường nằm trong hang, chui luồn dưới gốc cây mục để tránh nắng. Ngoài ra còn các loài rắn leo trèo trên cây như rắn lục, rắn lá... hay sống dưới nước như rắn nước, rắn nục...vv.
Khi đi rừng, mỗi người cần trang bị trang phục tốt, mang giày cao cổ, tất dày, tay cầm theo một cây gậy. Khi di chuyển dùng gậy gõ cộc cộc xuống đất, khua vào bụi cỏ phía trước để tạo ra tiếng động. Nếu có rắn nó sẽ bỏ đi. Với nhưng con hung dữ nó sẽ có bản năng tự vệ như ngổng cao cổ (rắn hổ) phì phì hoặc rung đuôi. Gặp các đồng chí này thì tốt hơn là tránh ra cho nó làm việc nếu không muốn hai bên giao chiến.
- Khi ngồi nghỉ ở các bãi đất, gốc cây cần chú ý xem xét xung quanh 4 phía, trên cao, hang hốc. Dậm chân thật mạnh vài cái xem có con gì đó bỏ chạy hay không rồi mới ngồi nghỉ. Với các gốc cây thì lấy gậy mà gõ, đừng dậm chân nhỡ bị rắn nó táp cho một phát.
- Khi đi vệ sinh đại tiểu bất tiện ở bụi rậm, các đồng chí chú ý khua mạnh xung quanh xua đuổi những con (cả thằng nữa) không mong muốn đi. Nhỡ đang ngồi mà nó bò ra là xách quần không kịp.
- Khi dựng lều, trại.: không dựng ở bãi cỏ rậm, nhiều bụi cây. Hoặc cần dùng dao phát quang xung quanh. Đốt 1 đến 3 đống lửa và giữ cho cháy thành ngọn liên tục. Lửa cháy vừa sưởi ấm vừa xua đuổi được thú vật.
Cách xử lý khi bị rắn cắn
Giả sử trong trường hợp không mang theo dụng cụ y tế.
Bước 1: nhanh chóng nhìn xem con rắn đã cắn mình có đặc điểm gì
Bước 2: nặn và hút máu ở vết cắn ra càng nhiều càng tốt đề phòng độc tố xâm nhập vào cơ thể
Bước 3: xé áo, quần hoặc tìm bất cứ thứ gì có thể làm dây garo buộc garo lại
Bước 4: Cấp cứu
Có một lần tôi cùng 3 thằng bạn xuống ruộng bắt cua để nướng. Món cua đồng nướng thì các bạn thành phố ít biết, đối với vùng nông thôn nó là món dân giã ngon tuyệt.
Bắt bọn này thì tay không bắt giặc thôi. Cứ dọc bờ ruộng gặp hang nào là thò vào móc hang đó. Móc được vài cái hang, tôi thò vào một hang thì bị con rắn cắn luôn vào đầu ngón tay trỏ. Theo phản xạ tự nhiên tay rụt mạnh giựt ra ngoài. Bình tĩnh một chút, lúc đó hơi hoảng vì nó trong hang nên chẳng biết mặt mũi nó xinh tươi ra sao. Xong rồi hét lên cho mấy thằng đi cùng biết "tao bị rắn cắn rồi". 3 đứa chạy ngay lại xem còn tôi chùi tay vào áo cho sạch, tay trái nắm chặt lấy đốt ngoài cùng ngón trỏ đưa lên miệng hút mấy cái thật mạnh cho ra hết máu. Mấy đứa kia xúm lại nhìn kỹ vết cắn thấy có mớ răng li ti, biết là bị rắn nục cắn nên bọn nó bỏ tôi mà đi bắt cua tiếp. :D. Về phần ngón tay bị cắn, chỉ cần lấy sợi tóc căng ngang gạt đi gạt lại vài lần là răng rắn rơi ra, xem như vết thương đã được sơ cứu an toàn.
Một comment bá đạo:
Có cái mẹo này khoa học lắm nhé. Là tớ nghĩ thế.
Khi bị rắn cắn, đi lui lại 3 bước, đưa tay ra phía sau vặt lá cây nhai đắp. Tớ giải thích thế này: Trời đất đâu đâu cũng có âm dương đề huề. Nộc con rắn nào thì lá trị nó cũng đâu đấy. Đi lui 3 bước là vừa chỗ con rắn nằm. Còn nếu chụp nhằm con rắn khác thì sorry, ò í e, tận mạng phải chịu.
Mẹo này cũng giống như bị sứa, bị ốc biển thì phi lên bờ chụp vài cái lá nhai đắp.
Ảnh ở cát bà
Đôi rắn này leo trên cây nhanh như khỉ
Một con đang bò trên đường thì bị anh em bắt :D
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét