16 thg 10, 2014

Phượt Bến En - Thanh Hóa (Phần 2)

Phượt Bến En - Thanh Hóa (phần 1)


Bãi bồi nơi mình tìm đến thật sự là một địa điểm lý tưởng cho những buổi cắm trại hay picnic. Nếu ai có dự định thì nên tổ chức nhóm khoảng 7 đến 10 người là vừa. Lưu ý đừng có đốt lửa sát bìa rừng.
Nước ở đây trong, sạch, nền cứng nên tắm thoải mái. An ninh đảm bảo vì chẳng có người dân sống ở đây, nếu họ có gặp cũng chẳng ai bắt nạt, cướp bóc.

Lang thang ở đây một hồi nhưng thực sự mình cũng chẳng biết được địa điểm nó nằm ở khu vực nào của hồ Sông Mực. Cái tội bất cẩn khi không lắp sim 3G định vị là như thế. Lòng hồ mênh mông chẳng biết chỗ nào mà tìm. Đường thì khôgng thể đi được nữa vì những rảnh xẻ thùy đã khoét sâu vào tận bìa rừng, cây cối đổ ngổn ngang chắn hết lối đi. Mình đành vứt xe lại bên gốc cây và cuốc bộ thêm vài chặng nữa.
Đến một đoạn biết là chẳng thể cải thiện được tình hình, nhìn mặt trời chỉ biết mình đang đứng nhìn về phía tây, hồ nước trước mặt đang ở hướng Nam-Bắc.
Vậy là phải cố gắng tìm xem hướng nào là hướng có lòng hồ rộng nhất. Mình leo lên một cây cao gần đó xem có nhìn thấy được gì ở xa hay không.


Từ trên cây nhìn ra xung quanh chỉ rừng và núi, vậy là hỏng rồi, chẳng có nhẽ lại đi lên tận đỉnh núi để trèo lên cái cây nữa. Nhưng mà thôi, quay ra đã rồi lần sau vào tiếp. 
Đường về phải băng qua một đoạn đường rừng như thế này, đâu khoảng 1km gì đó. Sau đó là ra đến đường làng.



 


Phía đầu làng có một con suối nhỏ vắt qua đường, cạn thôi nhưng mà nhiều cá. (cá mương hay ăn phân trâu)



Ra đường lớn, cứ đi dọc theo hướng tây, qua mười mấy con dốc lớn rồi tới một ngã ba. Lúc này chẳng biết phải đi hướng nào để đến được đường mòn Hồ Chí Minh nên mình phải tìm nhà dân hỏi thăm. Họ chỉ mình đi theo hướng phải, khi nào hết đường thì rẽ phải 1 lần nữa. Thật may mắn vì đang đi thì gặp một người bán dép, bếp trấu, khung màn dạo. Hỏi người này thêm một chút rồi hai anh em lại đi tiếp. Gặp đường nhựa, rẽ phải. Đây chính là tỉnh lộ 513 thuộc địa phận huyện Như Xuân. Thẳng theo tỉn lộ này 9km là thị trấn Bãi Trành.

 Từ Thị trấn Bãi Trành, mình vòng theo đường mòn về thị trấn Yên Cát, huyện Như Thanh để ăn trưa và nghỉ.
Tại đây có quán ăn Hiền Vui, đối diện công sở thị trấn, chủ quán là một chị đang trẻ, xinh xinh và vui tính.
Mình chỉ gọi tô mỳ bò vì sợ các món khác không hợp chẳng may có vấn đề với bộ lòng mề thì mất buổi chiều.


Đường xuống Bến Sung từ Yên Cát không xa nhưng đường đã xuống cấp, cố gắng cũng chỉ đi được tốc độ 50km/h. Thỉnh thoảng gặp ổ gà khó tránh, xe đi lại cũng nhiều. Được cái may mắn là đường không dốc.

Về đến Bến Sung, đáng lẽ sẽ về nhà luôn nhưng mình đang tiếc thời gian và muốn quay lại bờ đập Hồ Sông Mực một lần nữa.

Lần này mình không ghé trung tâm du khách mà đi thẳng vào phía bên kia con đập, nơi có một tòa nhà (mặc dù lúc đó chưa biết là nhà gì). Đó là nhà nghỉ của vườn quốc gia. Khách du lịch muốn nghỉ lại thì qua đây đăng ký.
Vì ngại nên mình dừng xe ở cổng, trên cánh cổng có một biển chỉ dẫn 
1 mũi tên chỉ về nhà khách, một mũi tên còn lại chỉ con đường vòng phía bên phải chỉ dẫn đến một địa điểm là "Bãi Trắng".

Thấy có 1 người phụ nữ ở đó đang quét sân, mình xin gửi xe và xin phép đi dạo xung quanh một tí.
Chị ấy bảo cứ đi ra núi phía sau mà chơi.

Tiếp theo: Phần 3
Read More »

Phượt Bến En - Thanh Hóa (Phần 1)

Sáng sớm thức dậy từ 6h, hai anh em mình chuẩn bị cho chuyến đi 1 ngày từ nhà đến VQG Bến En, Thanh Hóa. Quãng đường chỉ vẻn vẹn 40km, di chuyển dọc theo quốc lộ 45, đường khá đẹp vì mới làm lại cách đây vài năm mà chưa bị xuống cấp. Mình có thể chạy 50- 60km dọc đoạn đường mà không mấy khi phải giảm tốc độ trừ hai thị trấn là thị trấn Chuối huyện Nông Cống và thị trấn Bến Sung huyện Như Thanh.
Đường đi dễ lại nhiều biển chỉ dẫn nên sau 1h đồng hồ chạy xe chúng tôi đã đến được trung tâm vườn quốc gia.

CIMG1737
Ngay trước mắt chúng tôi là những dãy núi đá vôi dựng đứng, bên dưới là cánh đồng lúa đã qua mùa thu hoạch. Cảnh tượng thật lãng mạn hữu tình. Vừa mới đặt chân đến thôi cũng đủ thứ cảm xúc dâng trào. Bỗng nhiên lúc đó chợt nhớ hình ảnh cánh đồng lúa chín vàng ở Tây Bắc.

Núi đá vôi, Bến En
Dãy núi đá sừng sững bên đường đi
Qua dãy núi đá, con đường mịn như dải lụa trải dài trước mắt.
đường vào bến en
Con đường thẳng vào trung tâm du khách vườn quốc gia Bến En tính từ thị trấn Bến Sung chỉ khoảng 8km, đường rải nhựa đang còn đẹp, hầu như không có một ổ gà ổ vịt nào. Đường này bác nào chắc tay lái cứ lên 7x cho nhanh. Chú ý bấm còi các đoạn đường cong đề phòng xe đi ngược chiều. Hôm 2 anh em đi, cũng đến một khúc cua khá đẹp, đang ôm cua thì có con land cruiser prado lao từ phía ngược lại nó không thổi còi kèn gì hết, làm mình phải dí ngay ra rìa đường mặt tái xanh. :))

8h sáng mình đến một con đập. Tất cả Bến En nó ở đây cả rồi. (trong đầu nghĩ vậy)



CIMG1830

Tranh thủ cảnh đẹp 2 ae bấm máy làm kiểu ảnh lưu niệm

CIMG1746

Nghỉ ngơi một tí rồi bọn mình đi vào trung tâm du khách. Mình gặp một chú làm bảo vệ, chú nói đưa xe vào nhà để xe rồi ra tham quan. Trước khi đi mình đã xem 1 clip của 1 bạn làm bên du lịch và biết ở đây có phòng môi trường lưu giữ nhiều tiêu bản động thực vật quý hiếm. Mình xin phép chú bảo vệ vào xem. Oh, không ngờ ở đây họ nhiệt tình và dễ tính thật.
- Uh, cháu vào xem đi
Nói đoạn rồi mặc kệ anh em nhà mình trong phòng, chú quay ra uống nước chè ngoài phòng trực.
Tiêu bản động thực vật ở đây cũng chưa nhiều lắm, tại vì trước kia ở trường mình còn nhiều gấp 5 lần thế này. Xem qua thấy không thú vị nên mình ra gặp chú và hỏi về các tuyến du lịch, giá thuê thuyền.
- Cháu thuê thuyền kayak thì 150k/h còn thuyền máy thì 400k, nếu cháu muốn ra đảo chơi thì 350k chú chở ra khi nào muốn về thì điện thoại chú ra đón.
Ực, nghe chát thế. 2ae đang tính kế tiết kiệm mà gặp giá này cũng găng rồi.
Cái đảo gần nhất tưởng có 400m ai ngờ chú bảo ra đó hết 800m, nếu chèo thuyền kayak phải mất 20-30p. Vậy thôi, tìm cách khác vậy. Mình hỏi thêm về các tuyến đi bộ giáo dục môi trường thì các tuyến đó cũng phải đi thuyền ra mới tiếp cận được.
Chẳng lẽ tất cả đều phụ thuộc vào thuyền bè hết hay sao ? Mình thực sự không tin lắm, có lẽ họ đang giấu để ép mình phải dùng dịch vụ này. Hai anh em bàn nhau tí rồi lấy xe quay xuống. Trên bản đồ có 1 con đường ở phía nam chạy quanh VQG cơ mà. Ý nghĩ hiện lên trong đầu, mình quyết định tìm con đường đi vào mà không cần thuê thuyền của họ.
Khi ra khỏi cổng chào VQG, hỏi thăm một người dân thì được chỉ là ở phía núi đá vôi có vài hang động, trong đó có 1 hang to nhưng mùa này đang ngập nước. Nếu muốn đi thì phải bơi qua hoặc đợi mùa hè nước rút. Vào lòng hồ thì đi sang phía thị trấn Yên Cát có đường vào. Đi đường liên huyện phía nam cũng vào được. Nghe chỉ dẫn thấy thú vị, hai anh em quyết định đi con đường liên huyện phía nam. Đường này quanh co uốn lượn, cảnh đẹp như trong phim.

CIMG1756

Lượn lờ ngắm cảnh và tìm kiếm xem hồ nước ở đâu nhưng mãi không thấy, hai anh em cứ thế đi....đi mãi đi mãi....
Đây rồi, cuối cùng cũng thấy. Nó hiện ra ngay trước mắt. Đẹp quá, đẹp hơn tưởng tượng rất nhiều.

CIMG1757

Một bãi bồi với những bụi cây, những khóm tre đúng chất Việt Nam. Mặt nước phẳng lặng xa xa in bóng núi mờ mờ. Bác nào thi sỹ đến đây chắc hẳn sẽ tức cảnh mà si tình cho ra những vần thơ lả lướt, còn mình thì không. Đang phải xem cái chỗ này nó thế nào đã.
Lúc này đồng hồ chỉ 9h hơn, vậy là toi 1 tiếng từ trung tâm ra đây rồi, quãng đường đã đi không phải ngắn đâu. Nhưng ! thôi chết rồi, điện thoại không kết nối 3G làm sao biết chỗ này là đâu, làm sao xác định được vị trí của nó trên bản đồ bây giờ.
Vậy là phải hì hục ghi lại vài tấm hình để về còn đối chiếu.

Xong rồi, nghỉ ngơi uống nước tí đã.

Thấy một chú đang đi từ xa, mình chạy lại hỏi thăm xem cái hồ lớn nó cách bao xa và đi thế nào thì được chú chỉ là đi theo cái đường ô tô thẳng ra đường lớn sau đó cứ chỗ nào có đường rẽ là vào được, vùng này là vùng đệm của vqg, hồ nước trải rộng lắm. Cảm ơn chú rối rít rồi lại lên đường.

Qua khoảng 3km leo dốc cái xe wave@ cứ giật lên phình phịch vì số 3 kéo yếu quá, số 2 thì xóc tưng tưng. Nghĩ lại vẫn thấy ê cả mông :))
Qua đoạn đường nhựa, con đường đổ đất núi cứ như kéo dài mãi, bụi bặm, đá nhọn lởm chởm. Lúc này mà có vấn đề gì về cái con ngựa sắt thì chắc khóc bằng tiếng Mán mất thôi.
Đến một làng mình thấy bên tay phải có đường rẽ vào khá lớn, 2 ae đi vào luôn, cứ thế lao thẳng xem thế nào. Ai ngờ đường cụt lại nhăm mặt quay ra :(
Một con đường rẽ vào như thế nữa. May quá lần này không cụt mà nó đi vào rừng luôn. Đoạn cuối nhỏ tí teo, hai bên cây rừng phủ lại thành mái vòm. Thằng em bảo quay ra nhưng mình quyết đi vào.
Ông trời đúng là không phụ lòng người, cái hồ nước nó ở đây chứ đâu. Cảnh vật còn đẹp hơn khi nãy. Rộng bao la bát ngát, nước trong xanh và hoang sơ đến sởn gai ốc.

CIMG1763 CIMG1767

CIMG1768
Ở đây mình thấy có những lối mòn do người đi tạo nên, biết chắc có thể đi được xe và hai anh em lao vào sâu bên trong.
Nhiều đoạn không tải được, thằng cu em phải xuống chạy bộ dò xét đường.
CIMG1769

Xa xa một đàn trâu đang gặm cỏ, tiếng mõ kêu lốc cốc. (Giống trong sách văn học)

Còn nữa.....ﷺ
Read More »

8 thg 10, 2014

Ăn thịt sống >.<

Ai yếu tim thì không xem nhé. Đặc biệt là các chị em phụ nữ có thai và cho con bú
Mở màn là một em gái xinh đẹp :))


Cái tiếp theo này ghê tởm lắm. Cảnh báo trước không có lại giật mình. =))


Tưởng đi săn Hưu thật ai dè thấy con Hưu chết ông ta moi tim ra ăn



Cảnh này trông ngon như ăn xúc xích




Ngon rồi, ăn thôi :))

Đây là kinh nghiệm tìm kiếm nguồn thức ăn của một người dân bản địa. Tiếc là bà ta k ăn sống mà lại nướng lên.

Theo dõi blog thường xuyên để xem nhiều bất ngờ nữa nhé.
Read More »

7 thg 10, 2014

Video - Thể thao mạo hiểm - :))

Xem mấy cái này chỉ chết vì sặc :))
Read More »

27 thg 9, 2014

Phòng tránh và xử lý khi gặp rắn

Nhắc đến con mẽo này chắc hẳn các anh thì thấy thú vị còn các chị các cô lại ớn lạnh dựng tóc gáy vì nhiều phen hú hồn có khi còn xì cả ra quần vì sợ.

Rắn là một loại bò sát đáng để sợ mà cũng chẳng phải sợ.

Tôi gặp rắn nhiều lần rồi, từ ruộng, ao, bụi cỏ, vũng lầy cho đến rừng núi đều gặp cả. Mỗi tội là bọn nó bò đi hết chứ chưa con nào xông vào giao tranh với mình (mặc dù bị rắn cắn rồi). Chắc nó biết mình không dành thức ăn với nó nên bỏ đi cho lành nếu không nó lại thành món nướng.
rắn
Một loài rắn cực độc
Phân chia theo độc tố ta có 2 loại: rắn độc và rắn không độc
Loại có nọc độc có khả năng gây nguy hiểm tinh mạng cho con người chiếm số ít cả về loài lẫn số lượng nhưng không có nghĩa là tần số gặp nó ít. Bọn này thường xuyên đi săn mồi vào ban đêm cho nên bác nào hay đi đêm cần cẩn thận, hơn nữa có mấy con thích ánh sáng (theo đóm ăn tàn), buổi tối cứ thấy đèn là nó lao tới xem.
Loại không độc thì hằng hà sa số, không kể xiết. Vì nhiều nên chúng ta chưa hẳn đã nhận biết được nó có độc hay không trừ khi cho nó cắn mấy phát.
Bình thường rắn không tấn công người,nó chỉ tự vệ khi bị con người tấn công, đôi khi vô tình dẫm phải hoặc chọc ghẹo nó quá đáng.

Chung quy lại, cần phòng nó cắn nếu không muốn đùa với mạng sống của mình.

Theo kinh nghiệm của bản thân, cũng như tham khảo một số tay phượt thủ thì có một số cách phòng rắn như sau
- Rắn là loài máu lạnh, nó sử dụng nhiệt độ môi trường để điều hòa nhiệt độ cơ thể. Do đặc tính thân nhiệt là biến nhiệt, chúng ta thường thấy rắn phơi nắng ở các tảng đá, gò đất cao - khô hay trên thân cây đổ vào mùa lạnh. Khi trời nắng chúng thường nằm trong hang, chui luồn dưới gốc cây mục để tránh nắng. Ngoài ra còn các loài rắn leo trèo trên cây như rắn lục, rắn lá... hay sống dưới nước như rắn nước, rắn nục...vv.
Khi đi rừng, mỗi người cần trang bị trang phục tốt, mang giày cao cổ, tất dày, tay cầm theo một cây gậy. Khi di chuyển dùng gậy gõ cộc cộc xuống đất, khua vào bụi cỏ phía trước để tạo ra tiếng động. Nếu có rắn nó sẽ bỏ đi. Với nhưng con hung dữ nó sẽ có bản năng tự vệ như ngổng cao cổ (rắn hổ) phì phì hoặc rung đuôi. Gặp các đồng chí này thì tốt hơn là tránh ra cho nó làm việc nếu không muốn hai bên giao chiến.
- Khi ngồi nghỉ ở các bãi đất, gốc cây cần chú ý xem xét xung quanh 4 phía, trên cao, hang hốc. Dậm chân thật mạnh vài cái xem có con gì đó bỏ chạy hay không rồi mới ngồi nghỉ. Với các gốc cây thì lấy gậy mà gõ, đừng dậm chân nhỡ bị rắn nó táp cho một phát.
- Khi đi vệ sinh đại tiểu bất tiện ở bụi rậm, các đồng chí chú ý khua mạnh xung quanh xua đuổi những con (cả thằng nữa) không mong muốn đi. Nhỡ đang ngồi mà nó bò ra là xách quần không kịp.
- Khi dựng lều, trại.: không dựng ở bãi cỏ rậm, nhiều bụi cây. Hoặc cần dùng dao phát quang xung quanh. Đốt 1 đến 3 đống lửa và giữ cho cháy thành ngọn liên tục. Lửa cháy vừa sưởi ấm vừa xua đuổi được thú vật.
rắn lục, rắn xanh

Cách xử lý khi bị rắn cắn

Giả sử trong trường hợp không mang theo dụng cụ y tế.
Bước 1: nhanh chóng nhìn xem con rắn đã cắn mình có đặc điểm gì
Bước 2: nặn và hút máu ở vết cắn ra càng nhiều càng tốt đề phòng độc tố xâm nhập vào cơ thể
Bước 3: xé áo, quần hoặc tìm bất cứ thứ gì có thể làm dây garo buộc garo lại
Bước 4: Cấp cứu

Có một lần tôi cùng 3 thằng bạn xuống ruộng bắt cua để nướng. Món cua đồng nướng thì các bạn thành phố ít biết, đối với vùng nông thôn nó là món dân giã ngon tuyệt.
Bắt bọn này thì tay không bắt giặc thôi. Cứ dọc bờ ruộng gặp hang nào là thò vào móc hang đó. Móc được vài cái hang, tôi thò vào một hang thì bị con rắn cắn luôn vào đầu ngón tay trỏ. Theo phản xạ tự nhiên tay rụt mạnh giựt ra ngoài. Bình tĩnh một chút, lúc đó hơi hoảng vì nó trong hang nên chẳng biết mặt mũi nó xinh tươi ra sao. Xong rồi hét lên cho mấy thằng đi cùng biết "tao bị rắn cắn rồi". 3 đứa chạy ngay lại xem còn tôi chùi tay vào áo cho sạch, tay trái nắm chặt lấy đốt ngoài cùng ngón trỏ đưa lên miệng hút mấy cái thật mạnh cho ra hết máu. Mấy đứa kia xúm lại nhìn kỹ vết cắn thấy có mớ răng li ti, biết là bị rắn nục cắn nên bọn nó bỏ tôi mà đi bắt cua tiếp. :D. Về phần ngón tay bị cắn, chỉ cần lấy sợi tóc căng ngang gạt đi gạt lại vài lần là răng rắn rơi ra, xem như vết thương đã được sơ cứu an toàn.

Một comment bá đạo:
Có cái mẹo này khoa học lắm nhé. Là tớ nghĩ thế.
Khi bị rắn cắn, đi lui lại 3 bước, đưa tay ra phía sau vặt lá cây nhai đắp. Tớ giải thích thế này: Trời đất đâu đâu cũng có âm dương đề huề. Nộc con rắn nào thì lá trị nó cũng đâu đấy. Đi lui 3 bước là vừa chỗ con rắn nằm. Còn nếu chụp nhằm con rắn khác thì sorry, ò í e, tận mạng phải chịu.
Mẹo này cũng giống như bị sứa, bị ốc biển thì phi lên bờ chụp vài cái lá nhai đắp.
Ảnh ở cát bà
rắn xanh, rắn lá

Đôi rắn này leo trên cây nhanh như khỉ
đôi rắn lục

Một con đang bò trên đường thì bị anh em bắt :D
rắn
Read More »

25 thg 9, 2014

Chuẩn bị những gì khi đi phượt

Ở mục này mình sẽ liệt kế ra hết những gì mà chúng ta cần chuẩn bị khi đi phượt cho dù ở rừng, núi, biển, trong nước hay ngoài nước.

PHẦN 1: DANH SÁCH ĐỒ NGHỀ

1. Balo chống thấm
2. Bộ multi-tool
3. Dây dù Paracord 30m trở lên
4. Dụng cụ tạo ra lửa
5. Chăn đa năng khẩn cấp
6. Bình nước kim loại
7. Thực phẩm nhẹ
8. Tấm bạt nilon chống thấm
9. Thiết bị chiếu sáng
10. Túi đồ cứu thương
11. Mặt nạ phòng độc
12. Bản đồ + la bàn
13. Giấy + bút chì
14. Giấy tờ tùy thân
15. Máy ảnh + điện thoại
16. Đồ cá nhân khác

16 món đồ, không nhiều phải không ? tất cả những thứ này chưa đầy balo của bạn được. Nhưng dù sao cũng còn thêm mấy bộ quần áo, đồ sửa xe hoặc các thứ linh tinh khác nữa.

PHẦN 2: CHI TIẾT

1. Balo chống thấm: không thể thiếu balo, chẳng lẽ lại lấy dây buộc mớ đồ của bạn lại và vác trên vai. Nhớ chọn loại balo vừa phải, to như balo đựng laptop hoặc nhỉnh hơn chút là vừa.

2. Bộ multi-tool: chiếc Multi-tool của Leatherman là đủ dao, kéo, dũa, kìm, cưa, đục và tất cả những gì bạn cần, nếu thích thì sắm thêm 1 con dao lưỡi dài.
Bộ multi-tool đi phượt

Lưu ý: Nhất thiết phải là đồ xịn, nếu không bạn sẽ tự làm hại chính mình. Ở một số cửa hàng bán đồ phượt, mình thấy họ chào mời con dao gấp mỏng, nhỏ gọn như card visit. Thật ra dao đó không có tác dụng gì ngoài cắt móng tay, cạo vỏ cây. Tự vệ ah ? không ! coi chừng bị đứt tay vì nó.

3. Dây dù này phải dài ít nhất 30m, nó rất quang trọng và cũng k hề nặng tí nào
dây dù đi phượt

4. Dụng cụ tạo ra lửa: 1 vài cái bật lửa cũng được nhưng tốt hơn nên mang thêm nến, một vài thanh magiê (có thể cháy dưới nước) và que đánh lửa. Dĩ nhiên bật lửa không thể thiếu, bạn hãy chọn loại tốt, không thấm nước và một vài cái giá rẻ dùng gas.
dụng cụ tạo ra lửa

5. Chăn đa năng khẩn cấp: Nếu không có thì hãy dùng mảnh nilon chống thấm cuốn lấy người mà ngủ, nhưng trường hợp mảnh kia đang làm mái che bên trên thì có vẫn tốt hơn. Ai liều thì làm vài mảnh nilon là ok hết.
chăn đa năng

6. Bình nước bằng kim loại: Ngoài tác dụng đựng nước, bình bằng kim loại có thể dùng làm nồi nấu, ống đun nước khi cần thiết.
bình đựng nước kim loại

6 dụng cụ trên là những thứ cần thiết nhất khi chúng ta đi phượt. Các bạn hãy cố gắng chuẩn bị cho đủ và đừng để quên trước khi đi.

7. Thực phẩm nhẹ: đồ ăn mang theo có thể là lương khô, bánh quy, socola. Lưu ý hạn sử dụng của các loại này tránh ăn phải hàng hết date.
8. Bạt nilon: có thể dùng nó làm chăn, che nắng mưa, bọc đồ... vv. Chớ dại mua hàng rẻ dễ rách mà mất công. Các loại tốt thường là hàng quân trang, dày và dai.
bạt nilon

9. Thiết bị chiếu sáng: bao gồm đèn pin cầm tay, đèn pin đeo trán. Ai cần thêm thì có que phát sáng, đá phát sáng khi đi theo đoàn. Thực ra dùng điện thoại chiếu sáng và đèn pin vừa phải là được. Tiết kiệm tí.
đèn pin cầm tay

đèn pin đeo trán

10. Túi đồ cứu thương: Bao gồm băng gạc, thuốc kháng sinh (tốt nhất là Amocicilin), thuốc cầm máu (Thuốc đỏ, nếu k có thì cứ dùng viên kháng sinh bôi lên), thuốc đau bụng (Becberin), ai sợ rắn cắn có thể mang theo bộ sơ cứu hút nọc của Sawyer, ai sợ vắt thì mang theo thuốc deep hoặc bình xịt côn trùng, mang tất chống vắt. Mang vừa phải thôi vì chúng ta cần vận dụng kỹ năng để sống, không thể lạm dụng thuốc và không mang theo cả kho thuốc được.
túi cứu thương

11. Mặt nạ phòng độc: Loại mặt nạ phòng độc N95 gọn nhẹ, đơn giản. Nó hữu ích khi đi vào những nơi khói bụi, có khí độc. Tốt hơn thì mang theo vài cái.
mặt nạ phòng độc

12. Bản đồ + la bàn: Những thứ này đã được tích hợp sẵn trên điện thoại thông minh. Nhưng không thể không đề phòng những lúc hết pin, mất sóng và thường cũng không chính xác ở núi rừng cho lắm.
bản đồ và la bàn

13. Giấy + bút chì-bi: để ghi những gì cần ghi thôi. :)) cái này mình thấy hữu ích vì cần ghi lại nhiều thứ, mà k phải lúc nào cũng lôi cái phone để ghi vào note.
14. Giấy tờ tùy thân: quan trọng nhất là cmnd, đi nước ngoài thì visa, hộ chiếu...

15. Máy ảnh + điện thoại: nhớ mang theo pin dự phòng cho nó. Đối với loại không có khả năng chống nước thì dùng túi chống nước chuyên dụng.

16. Đồ cá nhân khác: bao gồm bàn chải đánh răng, kem đánh răng (ai không đánh răng thì k nên mang), khăn mặt, khăn lau, xà phòng khô, giấy vệ sinh (có thể dùng là chuối), còi sinh tồn chọn loại của Storm là tốt nhất (âm thanh to và có thể thổi được dưới nước), gương sinh tồn chọn miếng nhỏ là được.
Ngoài ra còn mang thêm viên lọc nước khử trùng chlorin, bột súp mỳ tôm, khẩu trang, kính mắt.

Trên là lý thuyết, thực tế thì chúng ta nên linh động hơn
Read More »

24 thg 9, 2014

Những loài cây rừng có độc - Kinh nghiệm phượt rừng

Để tránh những hiểm nguy trong môi trường thiên nhiên con người luôn tìm cách nghiên cứu và chia sẻ những kiến thức với nhau để giúp nhau thoát khỏi những hiểm nguy đó và cũng để tồn tại và phát triện. Trong loại bài về nhận biết những hiểm nguy ngoài thiên nhiên này chúng ta cùng nhau tìm hiểu các loài cây có độc tính gây hiểm nguy cho con người.

1. Cây Sui (Thuốc bắn), Antiaris toxicaria – Khi mũi tên trúng đích giết chết cả một con bò rừng

Cây Sui Antiaris toxicaria hay ở một số vùng đồng bào gọi là cây Thuốc bắn là loài cây độc tố khủng khiếp nhất ở Việt Nam. Khi nhựa của cây ngấm vào cơ thể người và động vật máu nóng thì cái chết đến nhanh nhất và chết vì vô tình nhất. Từ xa xưa các thợ săn dân tộc ít người ở miền núi đã dùng nhựa của loài cây này để tẩm vào mũi tên (thêm một số phụ gia nữa mà không nêu ra ở đây) để săn thú rừng và chỉ cần 1 phát trúng đích thì ngay cả một con bò rừng cũng không có cơ hội sống sót chứ không phải là con người. Nếu bị nhựa sui bắn vào mắt sẽ viêm sưng có khi gây mù, nếu nhựa dính vào vết thương hay trên da bị trầy xước lập tức ngộ độc ngay, các triệu chứng rầm rộ và rất nhanh, các cơ giãn ra trong đó có cơ tim, nhịp tim chậm dần và ngừng tim. Người nhão, mềm, mắt nhắm nghiền và mặt xanh tái. Cây sui thường mọc hoang nhất là vùng núi, toàn thân cây sui có nhiều nhựa màu trắng rất độc. Bà con thường dùng nhựa độc để làm đạn tẩm vào tên độc săn bắn thú rừng. Tuy nhiên chăn sui sẽ là một tấm đắp ấm áp đồi với bà con dân tộc ít người trong mùa đông giá lạnh miền bắc nước ta. Nhưng có một điều thú vị là những con thú bị chết vì tên độc này không ảnh hưởng đến sức khỏe con người ăn thịt chúng.
Nếu trong lúc đi rừng các bạn không biết cây này mà chặt làm dấu đường đi hay vô tình nghịch chơi dùng dao đẽo vỏ … bẻ cành … chất nhựa trắng tiết ra dính vào tay chân mà vô tình đụng phải vết thương, bắn vào mắt hay nuốt phải thì "bạn ơi ở lại, tôi đi nhé". Khi bị nhựa cây sui bắn vào mắt hay dây vào vết thương cần nhanh chóng rửa sạch mủ, khẩn trương đưa bệnh nhân đi cấp cứu càng sớm càng tốt để được cấp cứu kịp thời.

Cây Thuốc bắn, Antiaris toxicaria
Thuốc bắn Antiaris toxicaria
Antiaris toxicaria
Là cây có độc tố nguy hiểm nên ở nhiều nơi người ta phải gắn biển cảnh báo cho loài cây này

Một số hình ảnh về cây này:
cây thuốc bắn, Antiaris toxicaria

hoa cây thuốc bắn, Antiaris toxicaria flower

lá cây Antiaris toxicaria (thuốc bắn)

2. Cây Lá Ngón, Gelsemium elegans

Còn gọi là thuốc rút ruột, hoàng đằng, đoạn trường thảo... Thuộc họ Mã tiền (Loganiaccae).
Khi những cơn mưa đầu mùa đổ xuống ở độ cao 200m đến 2000m trên các cánh rừng Việt Nam cũng là lúc loài lá ngón Gelsemium elegans khoe sắc từng chùm hoa vàng rực rỡ. Từng cơn gió nhẹ làm đung đưa những chiếc lá xanh biếc và chỉ cần một chiếc lá mỏng manh hay chùm hoa đẹp đẽ kia chẳng may có cơ hội xâm nhập vào cơ thể các loài máu nóng. Lập tức các độc tính của lá ngón phát tác kiến cho các ancaloit chứa trong toàn bộ cây gây ra các triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… sau đó bị mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh do ngừng hô hấp.Trật tự độc của cây được giảm từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây. Quá trình phân tích các nhà khoa học tìm thấy 17 đơn phân ancaloit đã được chiết ra từ lá ngón như koumin , gelsenicin, gelsamydin, gelsemoxonin, hydroxygelsamydin, trong đó hàm lượng koumin là cao nhất còn độc tính của gelsenicin tính được thử trên chuột là cao nhất.

Vì là một loài cây có hoa rất đẹp và hấp dẫn nên chúng ta thường có thói quen muốn chụp một tấm ảnh làm kỷ niệm mặc dù rất ít người biết loài cây thần chết này đang rình rập nếu chúng ta vô tình bẻ lá hoặc bẻ cành. Chất độc sẽ dính lên tay chân nơi có các vết thương hoặc vô tình tiếp xúc với đồ ăn, miệng … Để tránh tiếp xúc và khi muốn chụp hình thì cầm nhẹ không ngậm vào miệng, cài hoa lên đầu, tóc ... khi có triệu chứng ngộ độc chúng ta cần phải dùng nước của rau má tươi nguyên cây sau khi rửa sạch và giã nát có thể dùng để giải độc lá ngón, cây rau muống giã nhỏ lấy nước uống,hoặc cho nạn nhân uống nước phân trâu, phân bò để nôn ra độc tố... làm mọi cách để người ăn phải ói ra càng nhiều càng tốt.


Cây lá ngónGelsemium elegans - Ảnh: Phùng Mỹ Trung 

3. Cây Sơn, Rhus succedanea

Cây sơn có tên khoa học là Rhus succedanea là loài cây được trồng rất phổ biến ở nước ta để lấy nhựa. Cây được trồng nhiều ở vùng Thanh Sơn - Phú Thọ và cũng mọc tự nhiên ở trong rừng nước ta. Đây là một cây có độc và rất nguy hiểm với nhiều người. Cây có chất nhựa, được nhân dân ta chế ra “sơn ta ” để gắn gỗ, làm đồ thủ công mỹ nghệ sơn mài. Chất laccol trong sơn ta kích thích gây dị ứng mạnh đối với da. Có khi chỉ đi ngang qua cây, ngửi thấy hơi sơn, đun củi có lẫn cây sơn... đã bị lở sơn. Người ta vẫn chưa biết loại da nào hay bị lở sơn, loại da nào không bị lở sơn. Trên thực tế thì có người bị lở sơn, còn một số người khác lại không bị. Người dân sống ở vùng trồng cây sơn hoặc sử dụng sơn ta làm sơn mài ít bị lở sơn. Trái lại những người có cơ địa dị ứng có khi chỉ đi ngang qua cây hay ngửi thấy đã bị lở sơn và lở nặng. Khi bị lở ở mặt sưng lớn, tạo các nốt mụn màu đỏ và cảm giác mặt rất nặng nề, bỏng rát, khó chịu.
Chữa lở sơn cần tránh rửa nước lã, tránh gãi hoặc chà xát lên các chỗ da bị tổn thương; có thể dùng lá khế tươi giã nát đắp lên vùng da bị lở; chấm nước chè tươi, nước lá bàng, hoặc nước muối sinh lý (0,9% ) vào tổn thương; dùng lá sen khô, sắc lấy nước đặc rửa chỗ lở sơn ngày 2 - 3 lần; nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn thì chấm thuốc tím pha thật loãng 1/4.000 lên tổn thương và cần dùng thêm kháng sinh toàn thân. Có thể uống các thuốc kháng histamin chống dị ứng, giảm ngứa, giảm đau rát. Cách tốt nhất để không bị “sơn ăn tuỳ mặt…” là tránh tiếp xúc với loài cây này nếu bạn có làn da nhạy cảm với dị ứng.



Cây sơn Rhus succedanea

4. Cây Ngót Nghèo, Gloriosa superba – Nữ hoàng rừng ngập mặn chỉ để ngắm

Không chỉ ở các dãy núi cao mà ở các khu rừng ngập mặn ven biển Việt Nam từ Huế đến Cà Mau cũng phân bố một loài thực vật có hoa đẹp rực rỡ nhưng cũng là loài có độc tính cao. Ngót nghẻo - Gloriosa superba là một loại cây sống lâu, cây thảo có thân leo dài 1 - 2m. Lá hình mũi mác, đầu tận cùng bằng một tua cuộn hình xoắn ốc quấn bám cho thân leo. Trái dạng nang hình chùy dài, chứa nhiều hạt, khi chín có màu đỏ tươi. Mùa hoa vào tháng 5 - 6, mùa quả từ tháng 6 - 8. Toàn cây đều có chứa chất độc colchicin, superbine, glucosine. Độc nhiều nhất ở rễ củ. Chất độc đáng lưu ý có trong cây làcolchicin rất độc, chỉ cần 5mg cho 1kg thể trọng cũng đủ gây chết rất nhanh. Ngộ độc do ăn phải cây ngót nghẻo gây bệnh cảnh cấp tính sau 2 - 6 giờ, đau rát miệng, khát nước sau đó nôn, buồn nôn dữ dội, đau bụng và tiêu chảy, tiêu máu nặng dẫn tới trụy tim mạch, rối loạn tri giác, co giật, suy hô hấp, tiểu máu, thiểu niệu. Diễn tiến xuất huyết, thiếu máu, yếu cơ vào những ngày thứ 2, thứ 3 tiếp theo. Nếu qua khỏi thường bị rụng tóc xảy ra sau 1 - 2 tuần.

Ghi chú: Nếu chúng ta không kiểm soát được độc tính của loài này xin đừng tự dùng chữa bệnh như đã ghi trong bài viết.



Cây Ngót nghẻo - Gloriosa superba

5. Cây Sừng Trâu - Strophanthus caudatus – Cái chết khi mũi tên trúng đích

Hầu hết các loài thuộc họ Trúc đào Apocynaceae là những loài cây có độc tính vấn đề là nhiều hay ít và có rất nhiều loài cây độc tính thuộc họ này khá phổ biến ở nước ta. Một trong những loài có hoa rất đẹp, quả rất ngộ nghĩnh như chiếc sừng trâu và độc tính của nó thì cũng thuộc loại mạnh không kém một số cây đã nêu trên.
Nhựa cây sừng trâu: Strophanthus caudatus có nhiều độc tính; thường được trộn với nhựa cây Thuốc bắn - Antiaris toxicaria – đã nói ở trên để tẩm độc vào mũi tên săn thú mà cha ông ta đã biết từ xa xưa. Khi chế xong, pha thêm dịch lá thuốc lá để làm mềm. Thường người ta hơ lửa các mũi tên bằng sắt trước khi nhúng vào thuốc bắn. Hạt là nguyên liệu chế strphanthin pha thuốc tiêm trị bệnh tim. Cây sừng dê cả lá, rễ, hạt và nhựa mủ đều độc. Trong hạt có chứa các glycozit. Có tác động đối với tim là paricozit và postrozit. Nếu dùng đúng liều lượng và chỉ dẫn của bác sĩ thì kết quả tốt trong điều trị suy tim. Nếu dùng quá liều chỉ định sẽ gây ngộ độc. Hiện nay độc tính của cây được dung làm thuốc diệt sâu bọ. Cây cũng có thể trồng làm cảnh trong chậu.
Khi ngộ độc người bồn chồn vật vã, nôn kéo dài gây hội chứng mất nước và rối loạn điện giải, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, ù tai thở khó, mắt mờ dần và rối loạn nhịp tim, lúc nhanh, lúc chậm, triệu chứng rầm rộ. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong trong vòng 48 giờ. Bị ngộ độc cần xử trí nhanh, khẩn trương loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể bằng cách gây nôn, rửa dạ dày, cho uống thuốc tẩy, nằm nơi thoáng, yên tĩnh và truyền dịch, tiêm thuốc trợ tim...



Cây sừng trâu: Strophanthus caudatus

6. Cây Bồng bồng - Calotropis gigantea – Cây độc ở bên ta

Một loài thực vật có hoa to, đẹp và mọc rất nhiều ven đường này ở khắp nơi thuộc các tỉnh miền Trung ven biển Việt Nam và không ít trong chúng ta đã có vài tấm ảnh đẹp về loài hoa này làm kỷ niệm trong bộ ảnh trên đường du lịch ở các vùng bờ biển nước ta. Tuy nhiên nhựa mủ của loài này dùng với liều thấp làm thuốc gây nôn, liều cao sẽ gây độc mạnh như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn (ói) nếu liều cao có thể gây ra các triệu chứng gây sốt, nổi ban khắp người và sức yếu sẽ gây ép tím, ngủ lịm, khó thở.
Mặc dù có độc tính cao nhưng đây cũng là cây thuốc với nồng độ kiểm soát chặt chẽ. Thường dùng chữa kiết lỵ nhẹ. Dùng ngoài đắp trị viêm khớp, đắp lên các ghẻ mụn, các vết loét, lậu, giang mai. Trộn với mật ong dùng để đắp lên các mụn loét trong miệng. Tẩm vào bông rồi vò viên nhét vào lỗ răng đau sẽ làm ngưng đau nhức.


Cây bồng bồng Calotropis gigantea

7. Cây Hồi núi

cây hồi núi

hoa hồi núi

Còn gọi là đại hồi núi. Thuộc họ hồi (Illiciaceae)

Hồi núi là một cây cao 8-15 m. Mọc hoang khắp vùng rừng núi ở trong nước. (Rất giống cây đại hồi mà chúng ta thường dùng để làm gia vị, cho nên phải lưu ý để tránh nhầm lẫn, vì cây hồi núi có độc). Hồi núi có hoa màu hồng rất đẹp. Quả hình na, hoa, đầu có mỏ hẹp, dài, và cong lên như hình lưỡi liềm. Lá và quả có tinh dầu, mùi vừa giống đại hồi, vừa giống tiêu.

8. Cây Trẩu

Cây trẩu, ngô đồng, dầu sơn
 Còn gọi là cây Dầu Sơn, Ngô đồng, Thiên niên đồng, Mộc du thụ. Thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaccae) 
hoa trẩu
Hoa trẩu
Trẩu là một cây to, cao từ 8m trở lên,, thân nhẳng. Cây mọc hoang và cũng được trồng khắp nơi trong nước. Lá đa dạng nhưng có đặc điểm chung: ở gốc phiến lá và kẽ thùy bao giờ cũng có 2 tuyến đỏ nổi rõ. Hoa màu trắng, đốm tía. Quả hình trứng màu lục, cấu tạo bởi 3 mảnh vỏ. Lá và hạt đều có saponozit độc.

9. Cây Mã tiền - Strychnos nux-vomica

nhận dạng cây mã tiền, quả, lá, hoa
Còn gọi là Củ chi. Thuộc họ Mã tiền (Loganiacae) 

Mọc hoang rất nhiều ở miền Nam nước ta. Là một cây nhỏ, vỏ xám, cây non có gai. Lá mọc đối, phiến lá hình bầu dục. Hoa nhỏ, màu hồng, họp thành xim thành tán. Quả mọng hình cầu, to bằng quả cam, có chứa cơm màu trắng và nhiều hạt hình khuy áo. 
quả mã tiền, rất giống của cam (orange)

Với hình dạng rất giống quả cam, quả mã tiền (Strychnos nux-vomica) là một thứ độc dược cực mạnh. Hạt của chúng chứa nhiều alcaloid, chất độc có khả năng gây co quắp toàn thân và tê liệt cơ hô hấp gây ngạt thở dẫn đến tử vong. Người ta thường dùng quả mã tiền để diệt chuột, song chúng cũng gây nên nhiều vụ ngộ độc khủng khiếp đối với người .

Một số mã tiền được khai thác ở miền Bắc nước ta là dây leo, có đường kính thân 10-15 cm, chiều dài có thể 30-40 mét. Hạt mã tiền thường được ngâm rượu làm thuốc xoa bóp. 

10. Cây Thông Thiên

cây thông thiên, thuộc họ trúc đào
Còn gọi là Hoàng giáp trúc đào. Thuộc họ Trúc Đào (Apocynaccae)

Cây được trồng làm cảnh và mọc hoang (do trồng rồi bỏ) tại nhiều nơi ở các tỉnh Việt Nam do có hoa màu vàng rất đẹp.
Toàn thân cây thông thiên rất độc, nhất là hạt, người ta ghiền nát hạt để làm thuốc trừ sâu bọ. 

12. Cây Cà độc dược

cây cà độc dược
Còn gọi là Cà duợc, Mạn đà la (Thuộc họ Cà (Solannaceae)

Nước ta có 3 dạng cà độc dược
1- Hoa trắng, thân xanh, cành xanh
2- Hoa đốm tím, cành và thân tím
3 - Lai hai dạng trên.
Các dạng cây trên đều là những cây nhỏ, mọc hằng năm, cao từ 1-2 mét. Mọc hoang và được trồng làm cảnh khắp nơi trong nước.
Cà độc dược thuộc loại thuốc độc bảng A, nhưng nếu dùng với liều khống chế, có thể chữa ho hen, say sóng, đắp ngoài mụt nhọt...
Read More »