27 thg 9, 2014

Phòng tránh và xử lý khi gặp rắn

Nhắc đến con mẽo này chắc hẳn các anh thì thấy thú vị còn các chị các cô lại ớn lạnh dựng tóc gáy vì nhiều phen hú hồn có khi còn xì cả ra quần vì sợ.

Rắn là một loại bò sát đáng để sợ mà cũng chẳng phải sợ.

Tôi gặp rắn nhiều lần rồi, từ ruộng, ao, bụi cỏ, vũng lầy cho đến rừng núi đều gặp cả. Mỗi tội là bọn nó bò đi hết chứ chưa con nào xông vào giao tranh với mình (mặc dù bị rắn cắn rồi). Chắc nó biết mình không dành thức ăn với nó nên bỏ đi cho lành nếu không nó lại thành món nướng.
rắn
Một loài rắn cực độc
Phân chia theo độc tố ta có 2 loại: rắn độc và rắn không độc
Loại có nọc độc có khả năng gây nguy hiểm tinh mạng cho con người chiếm số ít cả về loài lẫn số lượng nhưng không có nghĩa là tần số gặp nó ít. Bọn này thường xuyên đi săn mồi vào ban đêm cho nên bác nào hay đi đêm cần cẩn thận, hơn nữa có mấy con thích ánh sáng (theo đóm ăn tàn), buổi tối cứ thấy đèn là nó lao tới xem.
Loại không độc thì hằng hà sa số, không kể xiết. Vì nhiều nên chúng ta chưa hẳn đã nhận biết được nó có độc hay không trừ khi cho nó cắn mấy phát.
Bình thường rắn không tấn công người,nó chỉ tự vệ khi bị con người tấn công, đôi khi vô tình dẫm phải hoặc chọc ghẹo nó quá đáng.

Chung quy lại, cần phòng nó cắn nếu không muốn đùa với mạng sống của mình.

Theo kinh nghiệm của bản thân, cũng như tham khảo một số tay phượt thủ thì có một số cách phòng rắn như sau
- Rắn là loài máu lạnh, nó sử dụng nhiệt độ môi trường để điều hòa nhiệt độ cơ thể. Do đặc tính thân nhiệt là biến nhiệt, chúng ta thường thấy rắn phơi nắng ở các tảng đá, gò đất cao - khô hay trên thân cây đổ vào mùa lạnh. Khi trời nắng chúng thường nằm trong hang, chui luồn dưới gốc cây mục để tránh nắng. Ngoài ra còn các loài rắn leo trèo trên cây như rắn lục, rắn lá... hay sống dưới nước như rắn nước, rắn nục...vv.
Khi đi rừng, mỗi người cần trang bị trang phục tốt, mang giày cao cổ, tất dày, tay cầm theo một cây gậy. Khi di chuyển dùng gậy gõ cộc cộc xuống đất, khua vào bụi cỏ phía trước để tạo ra tiếng động. Nếu có rắn nó sẽ bỏ đi. Với nhưng con hung dữ nó sẽ có bản năng tự vệ như ngổng cao cổ (rắn hổ) phì phì hoặc rung đuôi. Gặp các đồng chí này thì tốt hơn là tránh ra cho nó làm việc nếu không muốn hai bên giao chiến.
- Khi ngồi nghỉ ở các bãi đất, gốc cây cần chú ý xem xét xung quanh 4 phía, trên cao, hang hốc. Dậm chân thật mạnh vài cái xem có con gì đó bỏ chạy hay không rồi mới ngồi nghỉ. Với các gốc cây thì lấy gậy mà gõ, đừng dậm chân nhỡ bị rắn nó táp cho một phát.
- Khi đi vệ sinh đại tiểu bất tiện ở bụi rậm, các đồng chí chú ý khua mạnh xung quanh xua đuổi những con (cả thằng nữa) không mong muốn đi. Nhỡ đang ngồi mà nó bò ra là xách quần không kịp.
- Khi dựng lều, trại.: không dựng ở bãi cỏ rậm, nhiều bụi cây. Hoặc cần dùng dao phát quang xung quanh. Đốt 1 đến 3 đống lửa và giữ cho cháy thành ngọn liên tục. Lửa cháy vừa sưởi ấm vừa xua đuổi được thú vật.
rắn lục, rắn xanh

Cách xử lý khi bị rắn cắn

Giả sử trong trường hợp không mang theo dụng cụ y tế.
Bước 1: nhanh chóng nhìn xem con rắn đã cắn mình có đặc điểm gì
Bước 2: nặn và hút máu ở vết cắn ra càng nhiều càng tốt đề phòng độc tố xâm nhập vào cơ thể
Bước 3: xé áo, quần hoặc tìm bất cứ thứ gì có thể làm dây garo buộc garo lại
Bước 4: Cấp cứu

Có một lần tôi cùng 3 thằng bạn xuống ruộng bắt cua để nướng. Món cua đồng nướng thì các bạn thành phố ít biết, đối với vùng nông thôn nó là món dân giã ngon tuyệt.
Bắt bọn này thì tay không bắt giặc thôi. Cứ dọc bờ ruộng gặp hang nào là thò vào móc hang đó. Móc được vài cái hang, tôi thò vào một hang thì bị con rắn cắn luôn vào đầu ngón tay trỏ. Theo phản xạ tự nhiên tay rụt mạnh giựt ra ngoài. Bình tĩnh một chút, lúc đó hơi hoảng vì nó trong hang nên chẳng biết mặt mũi nó xinh tươi ra sao. Xong rồi hét lên cho mấy thằng đi cùng biết "tao bị rắn cắn rồi". 3 đứa chạy ngay lại xem còn tôi chùi tay vào áo cho sạch, tay trái nắm chặt lấy đốt ngoài cùng ngón trỏ đưa lên miệng hút mấy cái thật mạnh cho ra hết máu. Mấy đứa kia xúm lại nhìn kỹ vết cắn thấy có mớ răng li ti, biết là bị rắn nục cắn nên bọn nó bỏ tôi mà đi bắt cua tiếp. :D. Về phần ngón tay bị cắn, chỉ cần lấy sợi tóc căng ngang gạt đi gạt lại vài lần là răng rắn rơi ra, xem như vết thương đã được sơ cứu an toàn.

Một comment bá đạo:
Có cái mẹo này khoa học lắm nhé. Là tớ nghĩ thế.
Khi bị rắn cắn, đi lui lại 3 bước, đưa tay ra phía sau vặt lá cây nhai đắp. Tớ giải thích thế này: Trời đất đâu đâu cũng có âm dương đề huề. Nộc con rắn nào thì lá trị nó cũng đâu đấy. Đi lui 3 bước là vừa chỗ con rắn nằm. Còn nếu chụp nhằm con rắn khác thì sorry, ò í e, tận mạng phải chịu.
Mẹo này cũng giống như bị sứa, bị ốc biển thì phi lên bờ chụp vài cái lá nhai đắp.
Ảnh ở cát bà
rắn xanh, rắn lá

Đôi rắn này leo trên cây nhanh như khỉ
đôi rắn lục

Một con đang bò trên đường thì bị anh em bắt :D
rắn
Read More »

25 thg 9, 2014

Chuẩn bị những gì khi đi phượt

Ở mục này mình sẽ liệt kế ra hết những gì mà chúng ta cần chuẩn bị khi đi phượt cho dù ở rừng, núi, biển, trong nước hay ngoài nước.

PHẦN 1: DANH SÁCH ĐỒ NGHỀ

1. Balo chống thấm
2. Bộ multi-tool
3. Dây dù Paracord 30m trở lên
4. Dụng cụ tạo ra lửa
5. Chăn đa năng khẩn cấp
6. Bình nước kim loại
7. Thực phẩm nhẹ
8. Tấm bạt nilon chống thấm
9. Thiết bị chiếu sáng
10. Túi đồ cứu thương
11. Mặt nạ phòng độc
12. Bản đồ + la bàn
13. Giấy + bút chì
14. Giấy tờ tùy thân
15. Máy ảnh + điện thoại
16. Đồ cá nhân khác

16 món đồ, không nhiều phải không ? tất cả những thứ này chưa đầy balo của bạn được. Nhưng dù sao cũng còn thêm mấy bộ quần áo, đồ sửa xe hoặc các thứ linh tinh khác nữa.

PHẦN 2: CHI TIẾT

1. Balo chống thấm: không thể thiếu balo, chẳng lẽ lại lấy dây buộc mớ đồ của bạn lại và vác trên vai. Nhớ chọn loại balo vừa phải, to như balo đựng laptop hoặc nhỉnh hơn chút là vừa.

2. Bộ multi-tool: chiếc Multi-tool của Leatherman là đủ dao, kéo, dũa, kìm, cưa, đục và tất cả những gì bạn cần, nếu thích thì sắm thêm 1 con dao lưỡi dài.
Bộ multi-tool đi phượt

Lưu ý: Nhất thiết phải là đồ xịn, nếu không bạn sẽ tự làm hại chính mình. Ở một số cửa hàng bán đồ phượt, mình thấy họ chào mời con dao gấp mỏng, nhỏ gọn như card visit. Thật ra dao đó không có tác dụng gì ngoài cắt móng tay, cạo vỏ cây. Tự vệ ah ? không ! coi chừng bị đứt tay vì nó.

3. Dây dù này phải dài ít nhất 30m, nó rất quang trọng và cũng k hề nặng tí nào
dây dù đi phượt

4. Dụng cụ tạo ra lửa: 1 vài cái bật lửa cũng được nhưng tốt hơn nên mang thêm nến, một vài thanh magiê (có thể cháy dưới nước) và que đánh lửa. Dĩ nhiên bật lửa không thể thiếu, bạn hãy chọn loại tốt, không thấm nước và một vài cái giá rẻ dùng gas.
dụng cụ tạo ra lửa

5. Chăn đa năng khẩn cấp: Nếu không có thì hãy dùng mảnh nilon chống thấm cuốn lấy người mà ngủ, nhưng trường hợp mảnh kia đang làm mái che bên trên thì có vẫn tốt hơn. Ai liều thì làm vài mảnh nilon là ok hết.
chăn đa năng

6. Bình nước bằng kim loại: Ngoài tác dụng đựng nước, bình bằng kim loại có thể dùng làm nồi nấu, ống đun nước khi cần thiết.
bình đựng nước kim loại

6 dụng cụ trên là những thứ cần thiết nhất khi chúng ta đi phượt. Các bạn hãy cố gắng chuẩn bị cho đủ và đừng để quên trước khi đi.

7. Thực phẩm nhẹ: đồ ăn mang theo có thể là lương khô, bánh quy, socola. Lưu ý hạn sử dụng của các loại này tránh ăn phải hàng hết date.
8. Bạt nilon: có thể dùng nó làm chăn, che nắng mưa, bọc đồ... vv. Chớ dại mua hàng rẻ dễ rách mà mất công. Các loại tốt thường là hàng quân trang, dày và dai.
bạt nilon

9. Thiết bị chiếu sáng: bao gồm đèn pin cầm tay, đèn pin đeo trán. Ai cần thêm thì có que phát sáng, đá phát sáng khi đi theo đoàn. Thực ra dùng điện thoại chiếu sáng và đèn pin vừa phải là được. Tiết kiệm tí.
đèn pin cầm tay

đèn pin đeo trán

10. Túi đồ cứu thương: Bao gồm băng gạc, thuốc kháng sinh (tốt nhất là Amocicilin), thuốc cầm máu (Thuốc đỏ, nếu k có thì cứ dùng viên kháng sinh bôi lên), thuốc đau bụng (Becberin), ai sợ rắn cắn có thể mang theo bộ sơ cứu hút nọc của Sawyer, ai sợ vắt thì mang theo thuốc deep hoặc bình xịt côn trùng, mang tất chống vắt. Mang vừa phải thôi vì chúng ta cần vận dụng kỹ năng để sống, không thể lạm dụng thuốc và không mang theo cả kho thuốc được.
túi cứu thương

11. Mặt nạ phòng độc: Loại mặt nạ phòng độc N95 gọn nhẹ, đơn giản. Nó hữu ích khi đi vào những nơi khói bụi, có khí độc. Tốt hơn thì mang theo vài cái.
mặt nạ phòng độc

12. Bản đồ + la bàn: Những thứ này đã được tích hợp sẵn trên điện thoại thông minh. Nhưng không thể không đề phòng những lúc hết pin, mất sóng và thường cũng không chính xác ở núi rừng cho lắm.
bản đồ và la bàn

13. Giấy + bút chì-bi: để ghi những gì cần ghi thôi. :)) cái này mình thấy hữu ích vì cần ghi lại nhiều thứ, mà k phải lúc nào cũng lôi cái phone để ghi vào note.
14. Giấy tờ tùy thân: quan trọng nhất là cmnd, đi nước ngoài thì visa, hộ chiếu...

15. Máy ảnh + điện thoại: nhớ mang theo pin dự phòng cho nó. Đối với loại không có khả năng chống nước thì dùng túi chống nước chuyên dụng.

16. Đồ cá nhân khác: bao gồm bàn chải đánh răng, kem đánh răng (ai không đánh răng thì k nên mang), khăn mặt, khăn lau, xà phòng khô, giấy vệ sinh (có thể dùng là chuối), còi sinh tồn chọn loại của Storm là tốt nhất (âm thanh to và có thể thổi được dưới nước), gương sinh tồn chọn miếng nhỏ là được.
Ngoài ra còn mang thêm viên lọc nước khử trùng chlorin, bột súp mỳ tôm, khẩu trang, kính mắt.

Trên là lý thuyết, thực tế thì chúng ta nên linh động hơn
Read More »

24 thg 9, 2014

Những loài cây rừng có độc - Kinh nghiệm phượt rừng

Để tránh những hiểm nguy trong môi trường thiên nhiên con người luôn tìm cách nghiên cứu và chia sẻ những kiến thức với nhau để giúp nhau thoát khỏi những hiểm nguy đó và cũng để tồn tại và phát triện. Trong loại bài về nhận biết những hiểm nguy ngoài thiên nhiên này chúng ta cùng nhau tìm hiểu các loài cây có độc tính gây hiểm nguy cho con người.

1. Cây Sui (Thuốc bắn), Antiaris toxicaria – Khi mũi tên trúng đích giết chết cả một con bò rừng

Cây Sui Antiaris toxicaria hay ở một số vùng đồng bào gọi là cây Thuốc bắn là loài cây độc tố khủng khiếp nhất ở Việt Nam. Khi nhựa của cây ngấm vào cơ thể người và động vật máu nóng thì cái chết đến nhanh nhất và chết vì vô tình nhất. Từ xa xưa các thợ săn dân tộc ít người ở miền núi đã dùng nhựa của loài cây này để tẩm vào mũi tên (thêm một số phụ gia nữa mà không nêu ra ở đây) để săn thú rừng và chỉ cần 1 phát trúng đích thì ngay cả một con bò rừng cũng không có cơ hội sống sót chứ không phải là con người. Nếu bị nhựa sui bắn vào mắt sẽ viêm sưng có khi gây mù, nếu nhựa dính vào vết thương hay trên da bị trầy xước lập tức ngộ độc ngay, các triệu chứng rầm rộ và rất nhanh, các cơ giãn ra trong đó có cơ tim, nhịp tim chậm dần và ngừng tim. Người nhão, mềm, mắt nhắm nghiền và mặt xanh tái. Cây sui thường mọc hoang nhất là vùng núi, toàn thân cây sui có nhiều nhựa màu trắng rất độc. Bà con thường dùng nhựa độc để làm đạn tẩm vào tên độc săn bắn thú rừng. Tuy nhiên chăn sui sẽ là một tấm đắp ấm áp đồi với bà con dân tộc ít người trong mùa đông giá lạnh miền bắc nước ta. Nhưng có một điều thú vị là những con thú bị chết vì tên độc này không ảnh hưởng đến sức khỏe con người ăn thịt chúng.
Nếu trong lúc đi rừng các bạn không biết cây này mà chặt làm dấu đường đi hay vô tình nghịch chơi dùng dao đẽo vỏ … bẻ cành … chất nhựa trắng tiết ra dính vào tay chân mà vô tình đụng phải vết thương, bắn vào mắt hay nuốt phải thì "bạn ơi ở lại, tôi đi nhé". Khi bị nhựa cây sui bắn vào mắt hay dây vào vết thương cần nhanh chóng rửa sạch mủ, khẩn trương đưa bệnh nhân đi cấp cứu càng sớm càng tốt để được cấp cứu kịp thời.

Cây Thuốc bắn, Antiaris toxicaria
Thuốc bắn Antiaris toxicaria
Antiaris toxicaria
Là cây có độc tố nguy hiểm nên ở nhiều nơi người ta phải gắn biển cảnh báo cho loài cây này

Một số hình ảnh về cây này:
cây thuốc bắn, Antiaris toxicaria

hoa cây thuốc bắn, Antiaris toxicaria flower

lá cây Antiaris toxicaria (thuốc bắn)

2. Cây Lá Ngón, Gelsemium elegans

Còn gọi là thuốc rút ruột, hoàng đằng, đoạn trường thảo... Thuộc họ Mã tiền (Loganiaccae).
Khi những cơn mưa đầu mùa đổ xuống ở độ cao 200m đến 2000m trên các cánh rừng Việt Nam cũng là lúc loài lá ngón Gelsemium elegans khoe sắc từng chùm hoa vàng rực rỡ. Từng cơn gió nhẹ làm đung đưa những chiếc lá xanh biếc và chỉ cần một chiếc lá mỏng manh hay chùm hoa đẹp đẽ kia chẳng may có cơ hội xâm nhập vào cơ thể các loài máu nóng. Lập tức các độc tính của lá ngón phát tác kiến cho các ancaloit chứa trong toàn bộ cây gây ra các triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… sau đó bị mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh do ngừng hô hấp.Trật tự độc của cây được giảm từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây. Quá trình phân tích các nhà khoa học tìm thấy 17 đơn phân ancaloit đã được chiết ra từ lá ngón như koumin , gelsenicin, gelsamydin, gelsemoxonin, hydroxygelsamydin, trong đó hàm lượng koumin là cao nhất còn độc tính của gelsenicin tính được thử trên chuột là cao nhất.

Vì là một loài cây có hoa rất đẹp và hấp dẫn nên chúng ta thường có thói quen muốn chụp một tấm ảnh làm kỷ niệm mặc dù rất ít người biết loài cây thần chết này đang rình rập nếu chúng ta vô tình bẻ lá hoặc bẻ cành. Chất độc sẽ dính lên tay chân nơi có các vết thương hoặc vô tình tiếp xúc với đồ ăn, miệng … Để tránh tiếp xúc và khi muốn chụp hình thì cầm nhẹ không ngậm vào miệng, cài hoa lên đầu, tóc ... khi có triệu chứng ngộ độc chúng ta cần phải dùng nước của rau má tươi nguyên cây sau khi rửa sạch và giã nát có thể dùng để giải độc lá ngón, cây rau muống giã nhỏ lấy nước uống,hoặc cho nạn nhân uống nước phân trâu, phân bò để nôn ra độc tố... làm mọi cách để người ăn phải ói ra càng nhiều càng tốt.


Cây lá ngónGelsemium elegans - Ảnh: Phùng Mỹ Trung 

3. Cây Sơn, Rhus succedanea

Cây sơn có tên khoa học là Rhus succedanea là loài cây được trồng rất phổ biến ở nước ta để lấy nhựa. Cây được trồng nhiều ở vùng Thanh Sơn - Phú Thọ và cũng mọc tự nhiên ở trong rừng nước ta. Đây là một cây có độc và rất nguy hiểm với nhiều người. Cây có chất nhựa, được nhân dân ta chế ra “sơn ta ” để gắn gỗ, làm đồ thủ công mỹ nghệ sơn mài. Chất laccol trong sơn ta kích thích gây dị ứng mạnh đối với da. Có khi chỉ đi ngang qua cây, ngửi thấy hơi sơn, đun củi có lẫn cây sơn... đã bị lở sơn. Người ta vẫn chưa biết loại da nào hay bị lở sơn, loại da nào không bị lở sơn. Trên thực tế thì có người bị lở sơn, còn một số người khác lại không bị. Người dân sống ở vùng trồng cây sơn hoặc sử dụng sơn ta làm sơn mài ít bị lở sơn. Trái lại những người có cơ địa dị ứng có khi chỉ đi ngang qua cây hay ngửi thấy đã bị lở sơn và lở nặng. Khi bị lở ở mặt sưng lớn, tạo các nốt mụn màu đỏ và cảm giác mặt rất nặng nề, bỏng rát, khó chịu.
Chữa lở sơn cần tránh rửa nước lã, tránh gãi hoặc chà xát lên các chỗ da bị tổn thương; có thể dùng lá khế tươi giã nát đắp lên vùng da bị lở; chấm nước chè tươi, nước lá bàng, hoặc nước muối sinh lý (0,9% ) vào tổn thương; dùng lá sen khô, sắc lấy nước đặc rửa chỗ lở sơn ngày 2 - 3 lần; nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn thì chấm thuốc tím pha thật loãng 1/4.000 lên tổn thương và cần dùng thêm kháng sinh toàn thân. Có thể uống các thuốc kháng histamin chống dị ứng, giảm ngứa, giảm đau rát. Cách tốt nhất để không bị “sơn ăn tuỳ mặt…” là tránh tiếp xúc với loài cây này nếu bạn có làn da nhạy cảm với dị ứng.



Cây sơn Rhus succedanea

4. Cây Ngót Nghèo, Gloriosa superba – Nữ hoàng rừng ngập mặn chỉ để ngắm

Không chỉ ở các dãy núi cao mà ở các khu rừng ngập mặn ven biển Việt Nam từ Huế đến Cà Mau cũng phân bố một loài thực vật có hoa đẹp rực rỡ nhưng cũng là loài có độc tính cao. Ngót nghẻo - Gloriosa superba là một loại cây sống lâu, cây thảo có thân leo dài 1 - 2m. Lá hình mũi mác, đầu tận cùng bằng một tua cuộn hình xoắn ốc quấn bám cho thân leo. Trái dạng nang hình chùy dài, chứa nhiều hạt, khi chín có màu đỏ tươi. Mùa hoa vào tháng 5 - 6, mùa quả từ tháng 6 - 8. Toàn cây đều có chứa chất độc colchicin, superbine, glucosine. Độc nhiều nhất ở rễ củ. Chất độc đáng lưu ý có trong cây làcolchicin rất độc, chỉ cần 5mg cho 1kg thể trọng cũng đủ gây chết rất nhanh. Ngộ độc do ăn phải cây ngót nghẻo gây bệnh cảnh cấp tính sau 2 - 6 giờ, đau rát miệng, khát nước sau đó nôn, buồn nôn dữ dội, đau bụng và tiêu chảy, tiêu máu nặng dẫn tới trụy tim mạch, rối loạn tri giác, co giật, suy hô hấp, tiểu máu, thiểu niệu. Diễn tiến xuất huyết, thiếu máu, yếu cơ vào những ngày thứ 2, thứ 3 tiếp theo. Nếu qua khỏi thường bị rụng tóc xảy ra sau 1 - 2 tuần.

Ghi chú: Nếu chúng ta không kiểm soát được độc tính của loài này xin đừng tự dùng chữa bệnh như đã ghi trong bài viết.



Cây Ngót nghẻo - Gloriosa superba

5. Cây Sừng Trâu - Strophanthus caudatus – Cái chết khi mũi tên trúng đích

Hầu hết các loài thuộc họ Trúc đào Apocynaceae là những loài cây có độc tính vấn đề là nhiều hay ít và có rất nhiều loài cây độc tính thuộc họ này khá phổ biến ở nước ta. Một trong những loài có hoa rất đẹp, quả rất ngộ nghĩnh như chiếc sừng trâu và độc tính của nó thì cũng thuộc loại mạnh không kém một số cây đã nêu trên.
Nhựa cây sừng trâu: Strophanthus caudatus có nhiều độc tính; thường được trộn với nhựa cây Thuốc bắn - Antiaris toxicaria – đã nói ở trên để tẩm độc vào mũi tên săn thú mà cha ông ta đã biết từ xa xưa. Khi chế xong, pha thêm dịch lá thuốc lá để làm mềm. Thường người ta hơ lửa các mũi tên bằng sắt trước khi nhúng vào thuốc bắn. Hạt là nguyên liệu chế strphanthin pha thuốc tiêm trị bệnh tim. Cây sừng dê cả lá, rễ, hạt và nhựa mủ đều độc. Trong hạt có chứa các glycozit. Có tác động đối với tim là paricozit và postrozit. Nếu dùng đúng liều lượng và chỉ dẫn của bác sĩ thì kết quả tốt trong điều trị suy tim. Nếu dùng quá liều chỉ định sẽ gây ngộ độc. Hiện nay độc tính của cây được dung làm thuốc diệt sâu bọ. Cây cũng có thể trồng làm cảnh trong chậu.
Khi ngộ độc người bồn chồn vật vã, nôn kéo dài gây hội chứng mất nước và rối loạn điện giải, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, ù tai thở khó, mắt mờ dần và rối loạn nhịp tim, lúc nhanh, lúc chậm, triệu chứng rầm rộ. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong trong vòng 48 giờ. Bị ngộ độc cần xử trí nhanh, khẩn trương loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể bằng cách gây nôn, rửa dạ dày, cho uống thuốc tẩy, nằm nơi thoáng, yên tĩnh và truyền dịch, tiêm thuốc trợ tim...



Cây sừng trâu: Strophanthus caudatus

6. Cây Bồng bồng - Calotropis gigantea – Cây độc ở bên ta

Một loài thực vật có hoa to, đẹp và mọc rất nhiều ven đường này ở khắp nơi thuộc các tỉnh miền Trung ven biển Việt Nam và không ít trong chúng ta đã có vài tấm ảnh đẹp về loài hoa này làm kỷ niệm trong bộ ảnh trên đường du lịch ở các vùng bờ biển nước ta. Tuy nhiên nhựa mủ của loài này dùng với liều thấp làm thuốc gây nôn, liều cao sẽ gây độc mạnh như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn (ói) nếu liều cao có thể gây ra các triệu chứng gây sốt, nổi ban khắp người và sức yếu sẽ gây ép tím, ngủ lịm, khó thở.
Mặc dù có độc tính cao nhưng đây cũng là cây thuốc với nồng độ kiểm soát chặt chẽ. Thường dùng chữa kiết lỵ nhẹ. Dùng ngoài đắp trị viêm khớp, đắp lên các ghẻ mụn, các vết loét, lậu, giang mai. Trộn với mật ong dùng để đắp lên các mụn loét trong miệng. Tẩm vào bông rồi vò viên nhét vào lỗ răng đau sẽ làm ngưng đau nhức.


Cây bồng bồng Calotropis gigantea

7. Cây Hồi núi

cây hồi núi

hoa hồi núi

Còn gọi là đại hồi núi. Thuộc họ hồi (Illiciaceae)

Hồi núi là một cây cao 8-15 m. Mọc hoang khắp vùng rừng núi ở trong nước. (Rất giống cây đại hồi mà chúng ta thường dùng để làm gia vị, cho nên phải lưu ý để tránh nhầm lẫn, vì cây hồi núi có độc). Hồi núi có hoa màu hồng rất đẹp. Quả hình na, hoa, đầu có mỏ hẹp, dài, và cong lên như hình lưỡi liềm. Lá và quả có tinh dầu, mùi vừa giống đại hồi, vừa giống tiêu.

8. Cây Trẩu

Cây trẩu, ngô đồng, dầu sơn
 Còn gọi là cây Dầu Sơn, Ngô đồng, Thiên niên đồng, Mộc du thụ. Thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaccae) 
hoa trẩu
Hoa trẩu
Trẩu là một cây to, cao từ 8m trở lên,, thân nhẳng. Cây mọc hoang và cũng được trồng khắp nơi trong nước. Lá đa dạng nhưng có đặc điểm chung: ở gốc phiến lá và kẽ thùy bao giờ cũng có 2 tuyến đỏ nổi rõ. Hoa màu trắng, đốm tía. Quả hình trứng màu lục, cấu tạo bởi 3 mảnh vỏ. Lá và hạt đều có saponozit độc.

9. Cây Mã tiền - Strychnos nux-vomica

nhận dạng cây mã tiền, quả, lá, hoa
Còn gọi là Củ chi. Thuộc họ Mã tiền (Loganiacae) 

Mọc hoang rất nhiều ở miền Nam nước ta. Là một cây nhỏ, vỏ xám, cây non có gai. Lá mọc đối, phiến lá hình bầu dục. Hoa nhỏ, màu hồng, họp thành xim thành tán. Quả mọng hình cầu, to bằng quả cam, có chứa cơm màu trắng và nhiều hạt hình khuy áo. 
quả mã tiền, rất giống của cam (orange)

Với hình dạng rất giống quả cam, quả mã tiền (Strychnos nux-vomica) là một thứ độc dược cực mạnh. Hạt của chúng chứa nhiều alcaloid, chất độc có khả năng gây co quắp toàn thân và tê liệt cơ hô hấp gây ngạt thở dẫn đến tử vong. Người ta thường dùng quả mã tiền để diệt chuột, song chúng cũng gây nên nhiều vụ ngộ độc khủng khiếp đối với người .

Một số mã tiền được khai thác ở miền Bắc nước ta là dây leo, có đường kính thân 10-15 cm, chiều dài có thể 30-40 mét. Hạt mã tiền thường được ngâm rượu làm thuốc xoa bóp. 

10. Cây Thông Thiên

cây thông thiên, thuộc họ trúc đào
Còn gọi là Hoàng giáp trúc đào. Thuộc họ Trúc Đào (Apocynaccae)

Cây được trồng làm cảnh và mọc hoang (do trồng rồi bỏ) tại nhiều nơi ở các tỉnh Việt Nam do có hoa màu vàng rất đẹp.
Toàn thân cây thông thiên rất độc, nhất là hạt, người ta ghiền nát hạt để làm thuốc trừ sâu bọ. 

12. Cây Cà độc dược

cây cà độc dược
Còn gọi là Cà duợc, Mạn đà la (Thuộc họ Cà (Solannaceae)

Nước ta có 3 dạng cà độc dược
1- Hoa trắng, thân xanh, cành xanh
2- Hoa đốm tím, cành và thân tím
3 - Lai hai dạng trên.
Các dạng cây trên đều là những cây nhỏ, mọc hằng năm, cao từ 1-2 mét. Mọc hoang và được trồng làm cảnh khắp nơi trong nước.
Cà độc dược thuộc loại thuốc độc bảng A, nhưng nếu dùng với liều khống chế, có thể chữa ho hen, say sóng, đắp ngoài mụt nhọt...
Read More »

Nhận biết và cách thoát khỏi đầm lầy khi đi rừng

đầm lầy


Dấu hiệu để báo cho các bạn biết vùng lầy lún hoặc cát lún là sự hiện diện của những mạch nước trào từ từ ở dưới đất lên. Những mạch nước nầy giữ cát, bùn và các tạp chất lơ lửng một lớp (có khi) rất mỏng. Chúng ta thường gặp những nơi như thế nầy ở vùng đầm lầy nhiệt đới (có khi rộng hàng ngàn hecta). Đất ở đầm lầy xốp, mềm, đi đứng khó khăn, ở đó còn có những chỗ có sức lún khủng khiếp, nếu người hay động vật lọt vào mà không biết cách tự cứu, có thể bịt dìm chết. Ngoài ra, sự nguy hiểm còn do khí hậu ở đầm lầy rất ẩm ướt, lạnh giá, đủ sức làm cho người ta chết cóng. Đây là một khu vực rất tồi tệ, nếu chúng ta bị lạc vào một vùng như thế nầy thì thật là tai hoạ.

Trường hợp các bạn buộc phải di chuyển băng qua đầm lầy, thì xin các bạn lưu ý những điểm sau:
- Cầm theo gậy nhẹ, dài, vừa dò đường vừa làm vật cản để bám víu khi bị sa lầy.
- Đi men theo vùng đất có cây cối, đặt chân lên những bụi cỏ, nếu dẫm mạnh mà thấy mặt đất rung rinh thì đừng bước tới mà đi vòng để tránh.
- Những nơi có mặt đất bằng phẳng, không cây cỏ, có màu xanh đen hay đóng rêu thì thường là vũng lầy. Hãy cẩn thận.
- Tuyệt đối không di chuyển trong đầm lầy vào ban đêm, hay khi mưa gió, sương mù, tuyết đổ… Những lúc nầy nên tìm chỗ trú ẩn khô ráo, kín gió, chờ cho đến lúc thuận tiện.
- Không nên cởi ba lô, áo mưa…. Khi di chuyển trong đầm lầy. Nếu bị lún, những vật nầy sẽ tăng thêm lực cản như những cái phao.
- Nếu có bạn đồng hành, tốt nhất nên dùng dây cột lại với nhau để có thể cứu viện cho nhau.
- Vì phải tránh những vũng lầy và chướng ngại, cho nên các bạn rất dễ bị mất phương hướng. Phải kiểm tra bằng địa bàn thường xuyên. Nếu không có địa bàn, phải chọn một điểm chuẩn dễ trông thấy để làm đích mà đi tới.
- Nước đầm lầy tuy nhiều, nhưng phần lớn là không uống được. Chúng ta nên thu thập nước mưa hay nước ở các dòng chảy mạnh.
- Cố gắng giữ quần áo khô ráo, vì ban đêm ở vùng đầm lầy thường rất lạnh, dễ bị thương tổn do rét cóng.
- Nếu phải trụ lại ở vùng đầm lầy, các bạn nên tạo những con đường đi lại bằng cách lót ván, thân cây, cành cây, cỏ khô… hoặc đánh dấu những nơi có thể đi lại được.
Nói chung, đầm lầy là một nơi tồi tệ khi các bạn cần di chuyển hay sinh sống. Nếu có thể được, các bạn nên đi vòng để tránh.

SA LẦY

Nếu phát hiện hai chân các bạn đang bị lún dần thì không được vội vàng rút chân hoặc vùng vẫy, vì càng vùng vẫy thì càng bị lún nhanh hơn và cũng mau chóng tiêu hao sức lực hơn. Các bạn hãy bình tĩnh sử dụng một trong hai phương pháp sau:

Phương pháp 1
Nhanh chóng và nhẹ nhàng ngã người ra phía sau, nằm ngửa mặt hướng lên trên. Đồng thời giang rộng hai tay để tăng diện tích tiếp xúc với mặt lầy. Nếu có gậy dò đường thì lót nằm ngang ở dưới cơ thể.
Sau khi đã nằm xuống thì nhẹ nhàng rút chân lên, dùng tư thế như bơi ngửa chậm rãi di chuyển về phía đất cứng vừa mới đi qua. Vói tay lên đầu, nếu có gốc cây, gốc cỏ… thì nắm lấy để mượn lực mà kéo người tới.
Cẩn thận từng động tác một, chầm chậm để cho bùn và cát có đủ thời gian lấp đầy những chỗ trống do tứ chi hay cơ thể rút đi.

thoát khỏi đầm lầy, cách 1

Phương pháp 2
Dang tay ra, nằm sấp xuống, bụng và ngực ép sát trên bùn, lót gậy dò đường xuống dưới ngực. Tìm cách rút một chân lên, co lại, dùng toàn bộ cẳng chân đó tì lên mặt lầy rồi từ từ rút chân kia lên. Khi đã rút được hai chân lên rồi, thì từ từ trườn tới như rắn hay như tư thế bơi sấp. Phân bố trọng lượng cơ thể cho đều.

thoát khỏi đầm lầy, cách 2

• Nếu có người đồng hành bị sa lầy, thì không nên vội vàng liều lĩnh lao tới cứu, mà bảo người đó nằm ngửa, bất động. Sau đó, cẩn thận thăm dò từng bước chân. Chỉ khi nào biết chắc là đất dưới chân mình có thể chịu đựng được thì mới tiến tới gần nạn nhân, ném dây hay đưa gậy cho họ nắm lấy, rồi cùng với sự hỗ trợ của chúng ta, đưa nạn nhân đến chỗ an toàn.
• Nếu chân dưới đất của các bạn không được rắn chắc, thì các bạn cần nằm sát xuống để tăng diện tích tiếp xúc trước khi ném dây hay đưa gậy cho họ.
• Nếu gần đó có cây cối thì dùng một đầu dây cột vào gốc cây, đầu dây kia ném cho nạn nhân hay cột vào người của chúng ta trước khi đi cứu nạn nhân.
thoát khỏi đầm lầy, cách 3
Read More »

22 thg 9, 2014

Khám phá đất nước Brunei

Brunei là một nước Đông nam Á khá gần với Việt Nam nhưng tôi chẳng mấy khi nghe nói đến đất nước này. Thậm chí cũng không có gì quan tâm mãi tới khi tôi đọc cuốn xách ba lô lên và đi phần 1 của một tác giả trẻ tuổi.

Trong phần đầu có kể về đất nước Brunei. Lúc đó tôi thấy thú vị với đất nước giàu có và một số văn hóa kỳ lạ. Tôi mới ồ lên một tiếng và nghĩ "hóa ra là thế vậy mà lâu nay chẳng biết."
đất nước brunei

Đất nước nghiêm khắc lạ lùng

Tên đầy đủ của Brunei là Negara Brunei Darussalam. Theo tiếng Malay nghĩa là "nơi ở hòa bình". Brunei là đất nước đạo Hồi nên cái sự đau khổ của nhiều du khách khi đến đây cũng do đặc điểm này mà ra. Tháng đẹp nhất để vào Brunei là tháng Ramadan (vào khoảng tháng 9 Dương lịch hàng năm) - tháng mà người theo đạo Hồi thường nhịn ăn từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn. Nếu đến đây vào dịp này, điều kiêng kị đầu tiên với du khách là tránh ăn uống tại chốn đông người hoặc trước mặt những người đạo Hồi. Điều cần lưu ý tiếp theo là trang phục và cách giao tiếp.

vua Brunei

Khi tiếp xúc với dân bản địa, tránh bắt tay quá chặt; không được dùng ngón trỏ để chỉ mà phải dùng ngón cái với 4 ngón còn lại được nắm chặt; ăn mặc lịch sự (hạn chế để tay trần hoặc mặc váy ngắn trên gối). Đất nước này rất hạn chế bán rượu và thuốc, tuy nhiên nếu bạn theo đạo Hồi, bạn có thể sử dụng miễn phí một lượng nhỏ bia, rượu trong các nhà hàng, khách sạn nhưng hãy nhớ, quá chén là điều tối kị ở đây. Tại các khu rừng, công viên, luôn có một người đi theo đoàn thăm quan của bạn.

Họ chính là người bảo vệ môi trường. Nếu bạn xả rác, vặt cây, bẻ cành, thì có thể bị phạt tù 2 năm hoặc nộp phạt 10.000 đô-la Brunei (tương đương với 100 triệu VND). Còn nữa, những đôi tình nhân, vợ chồng cùng đi du lịch hãy kiềm chế "bộc lộ cảm xúc" nơi đông người nếu không muốn bị cảnh sát hỏi thăm. Kinh doanh mại dâm ở đất nước này có thể bị tử hình, do vậy, những du khách ham "của lạ" nên canh trừng.

ngừoi dân bandar Brunei

Ra đường, nếu bất ngờ bắt gặp một thiếu nữ bản địa xinh đẹp mà bạn nhìn họ chằm chằm là... phạm luật và có thể bị kiện chứ đừng nói đến chuyện đi theo tán tỉnh cho dù bạn gặp tình yêu sét đánh. Mọi hành xử "khiếm nhã" đối với phụ nữ đều có thể là tội danh trước tòa. Chưa hết, tất cả các dịch vụ giải trí công cộng sẽ phải đóng cửa trước 22h.

Với ngần ấy những điều kiêng kỵ và cấm đoán, chắc hẳn rất nhiều du khách thốt lên tự hỏi, đi du lịch xả stress mà sao phải khổ thế? Tuy nhiên theo lời của các chuyên gia, tuy gò ép, bó buộc, song Brunei lại là quốc gia có bản sắc văn hóa rất độc đáo, bạn sẽ khám phá được nhiều điều lạ lùng và thú vị khi đến đây.

khách sạn ở Brunei

Nhờ vào nguồn thu lớn từ dầu lửa, người dân Brunei hầu như không phải đóng một khoản thuế nào. Cả đất nước xinh đẹp này chỉ có khoảng 50 chiếc taxi (tính tiền theo điểm đến chứ không theo km như Việt Nam), Dân Brunei cũng được miễn visa nhập cảnh vào Hoa Kì, đây là một ưu đãi tuyệt vời bởi chuyện nhập cảnh vào Hoa Kỳ chưa từng dễ dàng với bất kỳ công dân nước nào chứ đừng nói tới các công dân các nước Hồi Giáo.
Trong ngôi nhà của những người Brunei đều có phòng cưới. Vì luật Hồi giáo cho phép đàn ông lấy tới 4 vợ, miễn là họ có khả năng chu tất cho các bà vợ, thế nên họ thường làm sẵn một phòng cưới trong nhà... cho tiện khi có việc cần. (Tục lệ này thật thú vị :)) )

Sự độc đáo trong nếp sinh hoạt, kiến trúc đô thị, cơ sở hạ tầng... của đất nước nhỏ nhắn nhưng giàu có và xinh đẹp này không thể bỏ qua với những lữ khách ưa khám phá.

Xứ sở xa hoa

Với hơn 100 thánh đường lớn nhỏ, Brunei được mệnh danh là xứ sở của các thánh đường Hồi giáo. Nét kiến trúc đặc trưng của các thánh đường là có mái hình chóp với hai màu trắng - vàng. Du khách sẽ kinh ngạc vì sự lộng lẫy của những thánh đường có trải thảm Ả Rập, tường bằng gạch châu Âu, vàng dát khắp chốn và những chùm đèn pha lê nặng tới vài ba tấn. Đó là nhà thờ Hồi giáo Jame Asr - nhà thờ vĩ đại nhất Brunei - có đỉnh mái vòm dát vàng, được xem là nơi linh thiêng nhất thành phố, có cả ngàn người đến đây cầu nguyện hàng ngày và hàng đêm; thánh đường Hassanil Bolkiah, hoàn thành vào năm 1994, kinh phí lên tới 200 triệu USD.

Cung điện của nhà vua Brunei - Sultan Palace - là một trong những cung diện lớn nhất thế giới với 1.778 phòng. Khách sạn nổi tiếng nhất Brunei cần phải kể đến là khách sạn The Empire Hotel & Country Club với đẳng cấp 6 sao, rộng 180ha mà chỉ có 443 phòng (tính trung bình, mỗi phòng rộng tới 4000m2), Nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới đến đây như Chủ Tịch nước CHND Trung Hoa Hồ Cẩm Đào, cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton) và nghỉ với giá 24.000 đô-la Brunei/ ngày (tương đương với hơn 200 triệu VND).

cung điện

Diện tích của Brunei là khoảng 6.000km2 nhưng dân số chỉ khoảng 400.000 người và những khu rừng nhiệt đới chiếm 75% diện tích cả quốc gia. Vì thế, cảnh sắc của đất nước này rất nên thơ và xinh đẹp. Hầu hết các tour du lịch tới Brunei đều có lịch trình "đi rừng". Tham quan công viên quốc gia Ulu Temburong có lẽ là hành trình thú vị nhất đối với du khách. Chuyến thám hiểm thú vị trên những con thuyền dài (temuai - tiếng địa phương) đi xuyên qua rừng đước này mất hơn nửa giờ. Vạt đước và những chú khỉ tinh nghịch trên lộ trình sẽ tạo dấu ấn đặc biệt với du khách Việt Nam bởi nó gợi lên hình ảnh về những chuyến đi thăm rừng Cát Tiên và Cần Giờ.
thuyền temuai brunei


Sau khi chiêm ngưỡng rừng nguyên sinh hùng vĩ này, du khách sẽ phải vượt qua hơn 1.000 bậc thang để lên đỉnh cao nhất của Brunei và chiêm ngưỡng toàn cảnh phía dưới. Cảnh quang độc đáo nhất ở Brunei có lẽ là khu làng nổi với hơn 30.000 cư dân sinh sống trong các biệt thự nổi đầy đủ tiện nghi cao cấp. Trường học, thánh đường, bệnh viện, cơ quan hành chính đều là những nhà nổi bề thế. Trước mỗi căn nhà đều có cầu tầu để thuyền cập bờ.
Ulu Temburong

Cuộc sống thiên đường

Ở Brunei, mặc dù thu nhập bình quân đầu người cao, song các dịch vụ công cộng dành cho người dân lại có giá vô cùng rẻ.
Thủ đô Bandar Seri Begawan nằm ở quận Brunei Muara, 1 trong 4 quận lớn ở Brunei, với những con đường đan chéo nhau. Tuy nhiên, ở đây không hề có chuyện vi phạm luật giao thông hay xe cộ chen chúc nhau để lấn đường.

“Luật giao thông ở Brunei rất nghiêm. Người dân cũng ý thức được mình phải đi đúng luật nên rất hiếm khi xảy ra tai nạn”, anh Ngô Sỹ Thanh, một cán bộ Đại sứ quán Việt Nam ở Brunei, giải thích. Tuy nhiên, đối với người nước ngoài lần đầu tới đất nước này, việc gọi được 1 chiếc taxi để khám phá Bandar Seri Begawan là rất khó.

“Chúng tôi có rất ít taxi, các chị phải chịu khó chờ thôi”, cô lễ tân ở khách sạn Kilup Plaza, nơi chúng tôi ở, nói. “Các chị nhớ phải mặc cả với tài xế nhé”. Dù được dặn dò kỹ lưỡng, nhưng chúng tôi vẫn bất ngờ. Vì 15 phút, 20 phút đã trôi qua, vẫn chưa thấy chiếc taxi nào. Hỏi một chị làm trong Tiểu ban tuyên truyền thông tin ASEAN ở Brunei, thì chị cho biết cả Brunei chỉ có khoảng 50 chiếc taxi.

Trước sự ngạc nhiên của chúng tôi, chị giải thích mỗi gia đình ở Brunei có 2 đến 3 chiếc ôtô. Nhà nào ít nhất cũng có 1 chiếc. Vì thế hầu như taxi chỉ để phục vụ du khách.

Với dân số vẻn vẹn chừng hơn 401.000 người (tính đến tháng 7/2011), có lẽ Brunei là một trong những quốc gia ít dân cư nhất thế giới, nhưng lại là một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới. Hiện Brunei là chủ nợ lớn của nhiều cường quốc, trong đó có Anh, nợ Bandar Seri Begawan lên tới 160 tỉ USD.

Và nhờ thế, dù không phải là nước lớn, nhưng tiếng nói và ảnh hưởng của Brunei cũng có trọng lượng trên chính trường quốc tế. Là quốc gia sản xuất dầu khí lớn thứ 3 Đông Nam Á và xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng lớn thứ 9 thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Brunei năm 2011 là gần 50.000 USD, cao hàng thứ năm thế giới. Vì thế, người dân Brunei sống rất thoải mái.

Không chỉ có lương và cuộc sống, người dân Brunei còn được Chính phủ quan tâm tới nhiều nhu cầu thiết yếu khác. Hiện nay, Quốc vương Brunei đã cho xây hàng trăm căn nhà trên làng nổi Kampong Yayer để những người chưa có nhà đến thuê với giá “rẻ như cho” 200 đô la Brunei/tháng và 7 năm sau ngôi nhà đó sẽ thuộc sở hữu của họ. Nếu hộ nào than thở khó khăn, nhà Vua có thể cho họ ở miễn phí.

Đem câu chuyện này đến hỏi một nhà ngoại giao Việt Nam ở Brunei, ông cười và xác nhận: “Văn hóa của người dân ở đây rất đặc biệt. Nhà Vua và Hoàng gia rất quan tâm đến cuộc sống của người dân”. Ông cho biết thêm, năm 2012, do tác động của khủng hoảng kinh tế, nên mức viện phí ở Brunei đã tăng gấp đôi là “2 đô la Brunei”.

Chỉ với 2 đô la Brunei (khoảng 40.000 đồng), bất kỳ người dân nào cũng có thể đến khám và chữa bệnh theo yêu cầu, từ hắt hơi sổ mũi cho đến bệnh nan y. Và có lẽ Brunei là quốc gia duy nhất trên thế giới đảm bảo việc làm cho công dân. Chỉ cần mang quốc tịch Brunei, khi mang hồ sơ xin việc đến bất kỳ cơ quan nào, bạn cũng sẽ được nhận vào làm việc.

Thời gian ngắn ngủi ở Brunei chưa đủ để chúng tôi khám phá hết cuộc sống ở quốc gia Hồi giáo này, nhưng nó cũng đủ để thấy người dân Brunei đang sống rất thong thả. Sự yên bình, những mái vòm của nhà thờ Hồi giáo, ánh mặt trời chiếu xuống dòng sông Kamper Yayer và dòng ôtô nối đuôi nhau… Tất cả đã tạo nên sự phồn thịnh và một nét rất riêng cho Brunei.


Sưu tầm
Read More »

15 thg 9, 2014

Wikimapia cập nhật ảnh vệ tinh

Tình cờ khi đang đăng bài trên blogspot mình vào phần vị trí để chọn nơi đăng bài thì phát hiện ảnh vệ tinh bỗng nhiên rõ hơn rất nhiều. Trên ảnh có thể nhìn thấy rõ các ngôi nhà, cây cối, đường sá.
Nếu là khu vực nội thành, thành phố lớn thì không có gì bất ngờ. Tuy nhiên, đây là khu vực nông thôn. Hơn nữa, cách đó một thời gian không lâu vào buổi trưa mình cũng cập nhật và thấy mọi thứ chưa có gì thay đổi.
Ban đầu nghĩ là hình ảnh của googlemaps, nhưng vào site đó lại thấy không có thay đổi, tưởng mình bị nhầm lẫn gì, vào blog xem lại thì chính xác là nó thay đổi. Nghĩ hồi mới nhớ ra là wikimapia.

xã quảng đức, ảnh wikimapia

Cập nhật này là tin mừng vì mình có thể tìm kiếm địa điểm chính xác hơn, dễ hơn. Đặc biệt là khi muốn tìm kiếm các địa điểm du lịch ở xa, các vùng bản trên khu vực miền núi.

Tuy nhiên cũng hơi buồn vì Googlemaps chưa có động tĩnh gì.
Read More »

13 thg 9, 2014

Một mình ở Quy Nhơn

Có một ngày ở Quy Nhơn trước khi nhập đoàn, tôi quyết định thuê xe máy và một mình khám phá thành phố. Do miền Trung có quá nhiều điểm du lịch và bãi biển nổi tiếng nên dường như du lịch ở Quy Nhơn còn chưa phát triển lắm, khách du lịch tương đối ít. Sau khi ăn trưa tôi lấy xe làm một vòng thành phố và ngắm biển. 

#1. Trên bãi biển thành phố



#2. Trưa vắng



Sau khi chụp mấy cái bãi biển vắng teo tôi bắt đầu chạy qua cầu Thị Nại và tìm đường ra Eo Gió.

#3. Đường ven biển ra Eo Gió




#4. Eo Gió



#5. Eo gió



#6. Phơi chút sóng biển



Eo gió là một eo biển với các vách núi cao hiểm trở, bên dưới là một bãi đá, và phía xa là những mỏm đá với nhiều hình thù giữa biển, nói chung cũng không phải là nơi quá đặc biệt nhưng cũng là nơi mà những người thích khám phá thích mò tới. Tới đây tôi gặp một nhóm thanh niên ngư dân lặn biển để bắt Nhum ở đây.

#7. Toàn cảnh bãi đá bên dưới của eo gió



#8. Thợ lặn bắt Nhum


#9. Eo gió lối đi xuống



Sau khi từ Eo Gió trở về thì trời tối sầm, mây đen kéo đến, vậy là tôi chạy nhanh về thành phố, trời mưa một lát rồi lại tạnh, tôi quyết định tìm đường lên đỉnh Vũng Chua. Mất khá nhiều thời gian tôi mới tìm được đường lên, đường khá dốc và dài. Mãi tôi mới bò lên được đến nơi, gặp 1 cậu bạn người địa phương ngồi 1 mình ở đây. Bắt chuyện thì cậu kể thỉnh thoảng lại phi lên đây ngồi tự kỷ ngắm cảnh .
Do trời khá nhiều mây nên hoàng hôn cũng ko có gì ấn tượng, giá kể mà nắng đẹp thì view chỗ này đẹp phải biết.

#10. Toàn cảnh thành phố Quy Nhơn từ trên cao 



by meogia82, on Flickr - Phuot.vn
Read More »